Hà Tĩnh là mảnh đất miền trung với thiên nhiên quanh năm khắc nghiệt nhưng lại là một trong những vùng đất ẩn chứa nhiều gía trị truyền thống, lịch sử văn hóa nhất của dải đất này. Đến với mảnh đất Hà Tĩnh bạn có thể khám phá các sản phẩm du lịch đa dạng của địa phương, từ du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và thậm chí là du lich tâm linh. Tuy nhiên, tại vùng đất này, không chỉ nhớ những cảm đẹp nơi đây mà bên cạnh đó nhiều người còn say đắm với các món ăn ngon là nên tên tuổi của ẩm thực Hà Tĩnh nữa đấy. Dưới đây là những món ăn ngon là nên thương hiệu của Hà Tĩnh.
Cá trích nướng
Đi dọc cảng cá Thạch Kim (Lộc Hà), bất kể mùa nắng hay mùa mưa, ta vẫn nghe thơm lừng mùi cá trích nướng lẫn trong mùi khói than hồng, ngào ngạt. Những rổ cá còn tươi ròng, đầy ắp hương vị mặn mòi của biển đã níu chân bao người phương xa. Với người dân nơi đây, cá trích không phải là sơn hào hải vị quá xa xỉ. Thậm chí còn được xem là món ăn bình dân nhất so với những loại cá, tôm biển. Thế nhưng, bất kỳ ai, khi nếm thử một con cá trích tươi vừa được nướng chín còn bốc hơi nóng hổi đều cảm nhận được sự quyến luyến không rời.
Gỏi cá đục
Cá đục dài khoảng 13-18cm, thân to hơn ngón tay cái. Cá sống gần bờ biển, có hình dạng tương tự loài cá bống nước ngọt. Cá đục có thể chế biến được rất nhiều món ngon. Vì thịt chắc, trắng, có vị ngọt và hầu như mùa nào cũng có. Gỏi cá đục chế biến khá công phu và phải làm đúng cách ăn mới ngon. Cá đục còn tươi, tách đôi, bỏ ương ngâm với chanh vắt chừng 15 phút. Sau đó vớt ra, vắt khô, để ráo. Mu dừa nạo nhỏ, trộn đều với cá. Lạc rang đâm mịn trộn với nước cá, nước dừa dùng làm nước lèo. Một gia vị nữa không thể thiếu là ớt tươi và tỏi. Ớt và tỏi giã nhỏ, trộn vào nước lèo, vừa ăn vừa xuýt xoa mới tuyệt!
Ăn gỏi cá đục nhất thiết phải có rau thơm và các loại lá sung, lá đinh lăng, lá xoài non.., cùng với xoài xanh, khế chua, chuối xanh thái lát mỏng, khi ăn dùng bánh đa nem cuộn rau với cá, chấm với nước lèo. Khi ăn gỏi cá đục, bạn sẽ cảm nhận được vị béo của cá, vị bùi của cùi dừa, vị cay, vị chua lẫn vị thanh thanh, ngọt ngọt rất đặc biệt.
Bánh mướt cuốn ram
Món ram cuốn là đặc sản của nhiều tỉnh dọc miền Trung. Có nhiều loại nhân khác nhau, hầu hết gồm thịt, miến, mộc nhĩ, cà rốt… Người Hà Tĩnh lại ăn ram cùng bánh mướt. Một loại hơi giống bánh cuốn ở ngoài Bắc. Bên ngoài mát, dẻo vị gạo. Bên trong giòn tan béo ngậy với ram chiên. Ram bánh mướt ăn cùng rau sống chấm với nước mắm tỏi ớt. Ram bánh mướt là món ăn dân dã, được bán từ trong ngõ đến các đường lớn, cổng trường học ở Hà Tĩnh.
Bánh bèo Hà Tĩnh
Đến Hà Tĩnh gọi món bánh bèo, khi chủ quán mang đồ ăn ra bạn sẽ bất ngờ. Bởi bánh ở đây khá giống với bánh bột lọc Huế, Đà Nẵng. Thay vì bánh bèo chén thường thấy. Bánh bèo ở Hà Tĩnh được làm từ bột lọc. Nhân là tôm bóc vỏ, thêm chút thịt nạc xào lên cùng với hành khô. Vị bánh bèo ngọt giòn dai, trộn lẫn với vị bùi của tôm, của thịt và vị cay nồng của nước mắm ớt. Bạn có thể ghé ăn ở gần trường tiểu học Bắc Hà.
Bún thịt nướng Hồng Lĩnh
Ai đến thị xã Hồng Lĩnh đều nên thử món bún thịt nướng thơm ngon này. Thịt nướng không quá nạc hoặc quá mỡ, thường là thịt nạc vai. Điều đặc biệt của món này còn là một loại gia vị. Dân địa phương gọi là chẹo – chế biến từ nước tương. Trộn với lạc rang giã nhỏ, thêm ớt tỏi đường. Nước chấm sánh quện và không đặc,.khi ăn mùi của chẹo làm đậm đà thêm vị thịt và nét thanh mát của bún. Thực khách trộn bún lẫn với nước tương và ăn kèm thịt.
Bún thịt nướng ở Hà Tĩnh bán cả ngày nên khách có thể thoải mái lựa chọn thời điểm đi ăn. Suất một người có giá khoảng 30.000 đồng. Những phố ở thị xã Hồng Lĩnh có nhiều quán bún thịt nướng để du khách lựa chọn là Trần Phú, Phan Anh, Nguyễn Ái Quốc..
Bánh canh Hà Tĩnh
Ở Hà Tĩnh, bánh canh hay còn gọi là cháo canh, sợi làm bằng bột mì nên có độ dẻo và dai. Sau khi nhào bột, sợi được xắt ra dài chừng 10 cm, màu trắng đục. Nước dùng của bánh canh cũng được nấu cầu kỳ, sao cho vừa có vị ngọt của xương thịt, lại có vị cay của hành tím đã lột vỏ, vị béo ngậy của thịt tôm, cua và độ mặn vừa phải.
Súp lươn thơm ngon
Súp lươn là đặc sản của vùng đất Nghệ Tĩnh. Người Hà Tĩnh ăn súp lươn với bánh mướt hoặc bánh mì. Lươn được xào khéo léo để miếng lươn không quá khô hay mềm, thấm vị cay nồng của hành, ớt. Bát súp lươn đầy thịt, với đủ loại gia vị: nghệ, tiêu, hành tăm, ớt, giữ được vị ngọt từ xương lươn, ăn nóng. Súp lươn được bán chủ yếu vào buổi sáng, ở đường Phan Đình Phùng, Lý Tự Trọng với giá 30.000 – 40.000 đồng một tô.