Tìm hiểu áo bà ba – nét văn hóa đặc sắc của người miền Tây. Từ xưa đến nay, chiếc áo bà ba đã trở thành một nét văn hóa vô cùng độc đáo và lâu đời của người miền Tây sông nước nói riêng và của cả Việt Nam nói chung. Chiếc áo mang hơi thở cũng như nét đẹp của con người miền tây đơn sơ, giản dị nhưng rất đỗi tự hào. Áo bà ba đã gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mọi người dân miền Tây, là một phần không thể thiếu trong bao năm chiến tranh khó khăn và gian khổ của dân tộc. Để tìm hiểu rõ hơn về nét văn hóa này cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Lịch sử của chiếc áo bà ba
Áo bà ba được xem là biểu tượng của những con người quê mộc mạc, bình dị ở xứ sở sông nước miền Tây Nam Bộ. Áo bà ba ở miền Bắc còn gọi là “áo cánh” được mô tả là chiếc áo ngắn, tay dài, cổ áo nằm ở giữa và có một hàng khuy dọc theo thân áo.
Vẫn chưa có thông tin chính xác về thời điểm ra đời của, có người nói là từ thời Hậu Lê, có giả thiết khác là thế kỷ 19 do Trương Vĩnh Ký cách tân từ kiểu áo của người Bà Ba trên đảo Penang – Malaysia. Có giả thiết cho là bộ bà ba được cách tân từ bộ áo ngắn, quần dài của người dân di cư vào Nam khai khẩn đất hoang. Cũng có người nói là thay đổi kiểu dáng từ áo dài để phù hợp hơn với việc làm đồng. Dù xuất phát từ đâu thì áo bà ba đã trở thành biểu tượng của người dân Nam Bộ cho đến ngày nay.
Áo bà ba là trang phục mang nét văn hóa lâu đời của người dân miền Tây
Chiếc là trang phục mang nét văn hóa lâu đời của người dân Nam Bộ. Nói chung và người Việt Nam nói riêng. Nó đã trở thành một nét đẹp truyền thống trong văn hóa Việt Nam. Đã gắn liền trong sinh hoạt đời sống thường ngày của người Việt xưa và cả trong những năm tháng kháng chiến gian khổ của dân tộc. Hình ảnh người con gái Việt mặc cùng với chiếc khăn rằn đã đi vào biết bao văn thơ của nhiều nhà văn nổi tiếng.
Áo có những điểm đặc biệt rất riêng như: áo có 5 hoặc 6 nút, có hai túi ở phần dưới hai vạt trước. Ngày xưa, người ta thường dùng nút đồng hay nút xương tròn nên đơm khuy dài. Sau này, người ta thường dùng nút bằng sứ trắng hoặc màu, hay nút nhựa thì có khuy xẻ.
Vật liệu chính của là vải, lụa. Đũi bằng tơ tằm với màu sắc phổ biến nhất là màu đen. Vào thời kì hội nhập. Có nhiều sự thay đổi như áo được may bằng vải ú, vải sơn đầm, vải chéo go đe… Qua thời gian, bộ bà ba đã sự cải biến, cách tân. Để phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ của thời đại. Tuy nhiên, những nét cơ bản như: tay dài, có hai vạt trước…vẫn được giữ lại.
Chiếc áo bà ba đã đi cùng người phụ nữ Việt qua bao năm tháng
Hình ảnh chiếc áo đã đi cùng người phụ nữ Việt qua bao năm tháng. Trong giai đoạn lịch sử, hình ảnh các dì, các mẹ, các anh. Các chú mặc đồ, khăn rằn, nón lá. Vùng lên mạnh mẽ trong cuộc kháng chiến trường kì. Hay hình ảnh nữ tướng Nguyễn Thị Định (xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm). Vẫn còn lưu giữ ở bảo tàng với sự giản dị, gần gũi trong trang phục. Trong sinh hoạt đời thường và trong hành trình hoạt động cách mạng cứu nước.
Ngày nay, ở một số vùng nông thôn ở Nam Bộ người dân vẫn. Sử dụng không chỉ trong cuộc sống hằng ngày mà còn để phát triển du lịch. Những cách tân với nhiều màu sắc tươi đẹp. Đã thu hút được giới trẻ và khách du lịch đến với nơi này.
Chiếc mang vẻ đẹp hiền hòa. Đôn hậu và chân chất như tính cách vốn có của người dân Việt Nam. Đây là một trong những giá trị truyền thống. Lâu đời và cần được bảo tồn, giữ gìn.