Khám phá văn hóa sử thi lâu đời của người Tây Nguyên. Đã từ lâu, Tây Nguyên nổi tiếng với núi rừng ngút ngàn cũng với những lễ hội độc đáo và đặc sắc. Hơn thế nữa, sử thi cũng là nét văn hóa vô cùng tự hào của người dân Tây Nguyên. Sử thi của Tây Nguyên đã gắn liền với biết bao huyền thoại anh hùng qua rất nhiều thế hệ từ ngàn đời xưa như Dyông Dư, Đăm San hay Đăm Di. Sử thi Tây Nguyên đem lại giá trị văn hóa cao cả mang tính lịch sử đầy thuyết phục về những giai thoại lịch sử nổi tiếng. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết về nét văn hóa sử thi trong bài viết dưới đây nhé.
Sử thi Tây Nguyên gắn liền với tên tuổi những anh hùng thần thoại
Sử thi Tây Nguyên gắn liền với tên tuổi những anh hùng thần thoại, những anh hùng của buôn làng Tây Nguyên từng được bao thế hệ, bao đời nay ngưỡng vọng như Đăm San, Đăm Di, Dyông Dư… Nhưng điều thú vị và hấp dẫn ở sử thi Tây Nguyên là những giá trị lịch sử, giá trị văn hóa của nó với những cứ liệu lịch sử đầy thuyết phục về một giai đoạn lịch sử của dân tộc mà theo một số nhà nghiên cứu.
Sử thi Tây Nguyên có thể ra đời vào khoảng thế kỉ XVI, khi xã hội Tây Nguyên có những biến động to lớn do các cuộc chiến tranh giữa các buôn làng… Cũng theo các tài liệu lịch sử, sử thi Tây Nguyên đã được biết đến từ khá lâu, từ thời Pháp thuộc, đầu những năm hai mươi của thế kỉ trước… nhưng phải đến gần đây mới được nghiên cứu, khai thác một cách qui mô, sâu rộng hơn.
Sử thi có thể coi là cuốn “bách khoa toàn thư” của đồng bào Tây Nguyên. Bởi qua đó, người ta thấy được cả một bề dày văn hóa, một chiều dài lịch sử, cũng như những kinh nghiệm sống được tích lũy lâu đời.
Sử thi Tây Nguyên có thể ra đời vào khoảng thế kỉ XVI
Tây Nguyên được coi là mảnh đất của huyền thoại và sử thi . Chính là những áng anh hùng ca ca ngợi cuộc sống, tình yêu. Con người của vùng đất huyền thoại ấy. Có thể nói, sử thi là linh hồn của văn hóa Tây Nguyên. Tùy theo mỗi dân tộc, sử thi được gọi. Với những tên khác nhau như: Khan (đồng bào Ê Đê). H’amon (đồng bào Ba Na), Hri (đồng bào Gia Rai)…
Có nhiều giả thiết về thời gian ra đời. Nhưng có một điều không ai có thể phủ nhận. Đó là sử thi Tây Nguyên là một kho tàng văn học dân gian khổng lồ. Thậm chí có thể so sánh với thần thoại Hy Lạp. Nét khác biệt giữa sử thi Tây Nguyên với các. Tác phẩm sử thi cổ điển khác trên thế giới như Ô-đi-xê, Kalevala… Là đến nay, sử thi Tây Nguyên vẫn được lưu truyền nguyên bản trong nhân dân. Vẫn được trình diễn trong các buổi sinh hoạt cộng đồng. Như vậy, sử thi Tây Nguyên vẫn “sống”. Trong đời sống cộng đồng, thay vì chỉ tồn tại trên sách vở.
Nội dung của sử thi chứa đựng những biến cố của dân tộc. Xoay quanh những chiến công của những anh hùng. Có công bảo vệ buôn làng. Chống lại những thế lực đen tối. Những nhân vật trong sử thi không mang tính cá nhân. Mà đại diện cho ước vọng của cả cộng đồng. Cho những cuộc đấu tranh vì lý tưởng nhân văn cao cả. Đó là những anh hùng như Đăm San, Đăm Di, Dyông Dư…
Sử thi được truyền tải đến người nghe qua hình thức hát, kể, diễn xướng
Sử thi Tây Nguyên truyền từ đời này qua đời khác thông qua hình thức truyền miệng. Nó được lưu giữ trong trí nhớ của người dân. Mỗi khi gia đình hay bộ tộc có lễ lạt như. Cưới xin, mừng nhà mới, mừng trẻ nhỏ đầy tháng thì sử thi lại được cất lên.
Sử thi Tây Nguyên có những bộ chỉ kể trong 1-2 đêm là xong. Nhưng có những tác phẩm phải kéo dài đến cả tuần. Và điều đặc biệt ở sử thi Tây Nguyên chính là cách kể độc đáo. Người kể sử thi khi cao giọng, khi lắng trầm, khi diễn giọng nữ. Khi diễn giọng nam, khi giọng quỷ, khi giọng thần tiên. Khi lắng trầm, khi lại ngâm ngợi.
Sử thi được truyền tải đến người nghe qua hình thức hát, kể, diễn xướng. Có những tác phẩm có độ dài đến hàng ngàn câu mà các nghệ nhân thuộc lòng. Chính vì thế, nghệ nhân hát, kể sử thi được coi như “báu vật sống”. Và có lẽ, vì sử thi được sáng tác theo loại văn vần đặc biệt nên các nghệ nhân lại dễ nhớ, dễ thuộc đến vậy.