Bữa cơm gia đình đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của các thành viên. Làm thế nào để lên thực đơn vừa hợp lý, vừa ngon miệng và đầy đủ chất dinh dưỡng? Dưới đây là gợi ý thực đơn cho mâm cơm gia đình đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thực đơn 4 món trong ngày dành cho mẹ nội trợ không có nhiều thời gian bếp núc? Với tiêu chí nấu ít, nhanh gọn nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất và ngon – thực đơn 4 món dưới đây sẽ đáp ứng nhu cầu đó của nhiều chị em trong mùa dịch bệnh!
Thực đơn 4 món tốt sức khỏe cho cả nhà hôm nay
Mướp đắng xào thơm ngon
Mướp đắng cắt lát mỏng, có thể chần sơ qua với nước nóng cho bớt đắng trước khi xào. Phi thơm hành tỏi, cho mướp đắng vào xào trên lửa lớn, thêm gia vị rồi dọn ra đĩa.
Canh gà khoai mỡ hấp dẫn
Khoai mỡ có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Khi cơ thể suy nhược, nấu bát canh gà củ yam có thể bổ tỳ vị và dạ dày, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Cách làm khá đơn giản, củ yam gọt vỏ, cát miếng nhỏ, ngâm nước. Thịt gà cắt miếng nhỏ, ướp với gia vị. Tiếp theo cho tất cả vào nồi, thêm nước, hầm đến khi chín nhừ thì nêm nếm lại gia vị vừa miệng là xong.
Cá vược hấp
Cá vược làm sạch, ướp với gừng, hành lá, rượu nấu ăn cho bớt mùi tanh. Tiếp theo cho cá vược vào đĩa rồi đặt trong xửng hấp chín. Chuẩn bị nước sốt dầu giấm hoặc xì dầu, sau khi cá chín thì rưới nước sốt lên trên rồi cho vào xửng hấp lại thêm 5 phút nữa là xong.
Ớt ngọt xào đậm vị
Ớt ngọt rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Phi thơm hành tỏi, cho ớt ngọt vào xào trên lửa lớn, thêm gia vị là xong.
Thực đơn 4 món cơm tối hôm nay có gì?
Canh rau muống nấu tôm
Salad cải non và cá ngừ ngâm dầu
Đậu phụ chiên
Tráng miệng: Thanh long
Cách làm thực đơn 4 món này ra sao?
Đậu hũ chiên
Nguyên liệu: 2 bìa đậu hũ, dầu ăn
Cách chế biến
Đậu hũ rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, để ráo. Làm nóng chảo, cho đậu hũ vào chiên vàng đều, vớt ra đĩa có lót giấy thấm dầu. Ăn kèm lá tía tô hoặc lá kinh giới.
Salad cải non cá ngừ ngâm dầu
Nguyên liệu: 200g rau cải non, 1 hộp cá ngừ ngâm dầu, giấm, đường, muối, nước lọc.
Cách chế biến:
Rau cải non rửa sạch sẽ, để ráo.
Pha nước chua ngọt: Cho giấm, nước lọc, đường, muối vào quậy đều sao cho chua chua ngọt vừa vị là được (vì cá ngừ ngâm dầu đã có nhiều dầu nên không dùng thêm dầu olive). Chan lên rau trộn đều, cho ra đĩa. Sau đó cho cá ngừ ngâm dầu lên là được.
Canh rau muống nấu tôm
Nguyên liệu: 300g rau muống, 200g tôm tươi, 1 ít muối, 1 ít bột ngọt.
Cách chế biến:
Rau muống mua về nhặt sạch lá sâu, bỏ đoạn già, rửa sạch rồi ngâm muối loãng 15 phút. Ngâm xong bạn rửa lại sạch sẽ và để ráo. Tôm lột vỏ, chẻ sống lưng lấy chỉ đen, rửa lại sạch sẽ, ướp xíu muối.
Nấu sôi nước, cho tôm vào, đợi sôi lên vớt sạch bọt, thêm muối vào nồi. Khi nước sôi lại thì thêm rau muống vào nấu chín vừa phải, đừng để lâu quá bấy rau sẽ không ngon. Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị. Cho canh ra tô.
Tráng miệng: Thanh long
Ngoài vitamin C, quả thanh long còn chứa nhiều carotene – chất có khả năng chống lại tế bào sản sinh ung thư bao gồm cả việc giảm khối u ung thư. Hơn nữa, lycopene – chất tạo màu đỏ cho loại quả này được chứng minh có tác dụng làm chậm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Thanh long chứa nhiều sắt giúp bổ máu. Điều này nghe có vẻ lạ, nhưng chất sắt − nguyên liệu cần thiết để cơ thể sản xuất hemoglobin – có rất nhiều trong thanh long. Hemoglobin, còn được gọi là huyết sắc tố, vốn là một protein phức chứa ion sắt trong hồng cầu và chiếm 33% trọng lượng hồng cầu. Loại protein này có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan và vận chuyển CO2 từ các cơ quan về phổi. Do đó ăn nhiều loại quả này sẽ cung cấp nhiều chất sắt cho cơ thể, tăng lưu thông máu.