Bên cạnh gạo, mì gói thì bánh mì là loại thực phẩm được nhiều gia đình tích trữ trong mùa dịch. Bởi vì đây là thực phẩm đã được chế biến sẵn, cho nên khi sử dụng chỉ cần vài thao tác đơn giản bạn đã có ngay một món ăn thơm ngon. Tuy nhiên bởi vì đã được chế biến, cho nên việc bảo quản bánh mì lâu ngày nhưng vẫn luôn giòn thơm ngon thì không hề dễ dàng. Chính vì thế trong các hội nhóm nấu ăn, các chị em đảm đang thường chia sẻ cho nhau những mẹo bảo quản bánh mì vừa có thể để được lâu, lại không hề bị khô cứng.
Vì sao nhiều người ngại bảo quản bánh mì?
Bánh mì là thực phẩm được nhiều người yêu thích. Bạn có thể mua nhiều bánh mì và bảo quản ở nơi khô ráo để dùng dần. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của bánh mì là rất nhanh bị ỉu và dai, chỉ sau vài tiếng là bánh mì không còn giữ được độ thơm ngon như lúc đầu. Bạn có thể nướng bánh mì để lấy lại độ giòn nhưng nếu làm không đúng cách, bánh sẽ cứng và khô, rất khó ăn.
Nhưng bánh mì lại được biết đến là món ăn khoái khẩu và khá phổ biến của người Việt Nam. Tuy nhiên, khi nhiều tỉnh trên cả nước đang thực hiện giãn cách theo chỉ thị số 16 rất nhiều hạn chế để mua được thực phẩm. Vì lẽ đó nên việc mua bánh mì “quá tay”, khiến dư ra lượng lớn sau khi dùng xong là điều thường gặp. Hoặc cũng có nhiều người đã không dám mua nhiều vì sợ bánh mềm ỉu ăn không còn ngon. Nếu bạn lo lắng vì không biết cách làm cho bánh mì thơm ngon sau khi rã đông, thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây nhé!
Mẹo bảo quản bánh mì trong mùa dịch
Để hô biến chiếc bánh mì cũ trở nên thơm ngon, giòn tan như lúc mới mua hãy áp dụng một những mẹo bảo quản bánh mì dưới đây. Đảm bảo kết quả sẽ khiến bạn bất ngờ. Vì sẽ giúp ổ bánh dù để lâu ngày nhưng vẫn giòn ngon như khi mới mua.
Làm ẩm bánh mì trước khi nướng
Bạn có thể làm nóng bánh mì trong lò nướng. Nhưng nhớ phải làm thêm một bước đó là làm ẩm ổ bánh mì. Nên dùng bình phun sương và phun một chút nước lọc lên miếng bánh mì. Sau đó mới cho vào nướng và làm nóng ở nhiệt độ 200 độ C trong khoảng 5-10 phút (tùy theo kích thước bánh). Bạn cũng có thể làm ẩm miếng bắng mì dưới vòi nước như cách ở hình dưới rồi cho vào lò nướng (lưu ý, đối với các loại bánh mì mềm như bánh mì gối, bạn chỉ nên phun nước chứ không được nhúng nước). Làm cách này, bánh sẽ không bị khô cứng mà giòn tan như mới.
Cho cần tây vào túi chung với bánh mì
Đối với các loại bánh mì mềm như bánh mì gối, bánh mì ngọt… khi để lâu bánh sẽ bị mất nước và khô. Khi đó, bạn hãy lấy vài nhánh cần tây. Sau đó cho vào túi bánh mì rồi để qua đêm. Bánh mì sẽ hút ẩm từ cần tây. Sáng hôm sau bánh mì sẽ lại mềm như mới.
Sử dụng giấy bạc bọc kín bánh rồi mới hâm nóng
Bạn có thể lấy giấy bạc bọc kín bánh mì rồi cho vào một chiếc nồi, đậy nắp lại. Sau đó đặt lên bếp lửa nhỏ khoảng 5-7 phút, tùy theo kích cỡ của ổ bánh. Làm cách này, bánh mì sẽ lại giòn như lúc mới mua. Dùng tờ giấy ăn ẩm bọc bánh mì lại và cho vào lò vi sóng. Làm nóng ở mức nhiệt độ cao nhất trong 10 giây là được.
Dùng lò vi sóng làm nóng bánh
Nếu không có lò nướng, bạn có thể sử dụng lò vi sóng để làm nóng bánh mì. Nhúng nhẹ một tờ giấy ăn vào bát nước. Không nên nhúng ướt quá!. Vì có thể vắt bớt nước nếu lỡ nhúng nhiều.