Đến với Bắc Giang, ngoài việc thưởng thức vải thiều Lục Ngạn, bánh cuốn canh, hay nếm vị xôi trứng kiến, thì thử qua bánh đúc Đồng Quan chính là điều thực khách không nên bỏ lỡ. Món bánh đúc Đồng Quan được gia truyền từ đời này qua đời khác, không biết đã qua bao nhiêu thế hệ, nhưng nó vẫn là món ăn khiến người dân Bắc Giang phải vương vấn. Món ăn chẳng hề cầu kì, nhưng mỗi khi nếm thử mùi vị của bánh lại như đọng lại mãi trong tâm trí. Mỗi du khách thập phương ghé chơi Bắc Giang đều khó có thể không mê mẩn với món bánh đúc giản đơn này. Hãy theo dõi bài viết và thưởng thức lại cái hương vị xưa cũ miền Kinh Bắc với món bánh đúc Đồng Quan nhé!
Bánh đúc Đồng Quan – đặc sản nức tiếng vùng Kinh Bắc
Thôn Đồng Quan nằm bên dòng sông Thương thơ mộng từ lâu được nhiều người biết đến với đặc sản bánh đúc. Loại bánh mộc mạc nhưng chứa đựng cái hồn của vùng đất Kinh Bắc xưa. Trải qua bao nhiêu thế hệ món bánh này được lưu truyền vẫn giữ nguyên được hương vị truyền thống. Với ai đó bánh đúc tưởng chừng đã quá quen thuộc, nhưng khi ăn bánh của Đồng Quan chắc chắn khiến mê mẩn. Miếng bánh thơm, giòn, béo bùi của lạc sẽ dai dẳng mãi trong tâm trí của bạn.
Món quà quê của người dân Đồng Quan không có cầu kỳ hay đòi hỏi nhiều nguyên liệu. Chỉ với gạo tẻ, nước vôi trong, lạc là đã có được món bánh đặc sản rồi. Nhưng mỗi chiếc bánh đúc làm ra là cả tâm huyết, kinh nghiệm chắt chiu của người dân nơi đây. Vì thế nó mang hương vị riêng, độc đáo không giống bánh của những vùng miền khác.
Với người dân nơi đây họ có cho mình bí quyết riêng để làm nên thương hiệu bánh có được tên tuổi như hiện nay. Miếng bánh nhàn nhạt, thanh thanh, phảng phất chút vôi nồng nhẹ, cùng vị béo ngậy của lạc. Nước chấm cũng mang đặc điểm riêng chỉ nơi đây mới có. Đó là cách để người Đồng Quan níu chân khách trở lại khi đã thưởng thức món ăn này.
Kinh nghiệm nấu bánh đúc
Bánh đúc là món ăn đã quá quen thuộc với bất cứ người dân Việt nào, bởi món ăn này xuất hiện ở khắp các vùng miền và mỗi nơi sẽ có một cách chế biến riêng. Tuy nhiên, bánh đúc Đồng Quan ở Bắc Giang bao giờ cũng ghi dấu ấn sâu đậm không chỉ bởi hương vị mà còn bởi cách thưởng thức rất đặc biệt.
Gạo tẻ để làm bánh đúc Đồng Quan sẽ được ngâm kỹ trong 3 ngày và mỗi ngày đều phải thay nước mới đến khi hạt gạo trở nên nát khi bóp nhẹ mới có thể mang đi xay thành bột. Nước vôi để làm bánh cũng cần trải qua công đoạn sơ chế bằng cách nướng cục vôi. Sau đó hòa vào nước gạn lấy phần nước trong rồi đem hòa với nước bột gạo đã xay.
Khâu quan trọng nhất khi làm bánh chính là khâu nấu bánh và khuấy bánh. Trước khi nấu người ta phải chuẩn bị một cái nồi lớn đã được tráng mỡ. Sau đó đổ bột gạo hòa nước vôi trong vào. Tiếp đến, bắc nồi lên bếp chỉnh lửa vừa và lấy một đôi đũa lớn quấy liên tục để bột không bị vón, bị khê hay sát nồi. Món bánh đúc Đồng Quan chín thì đem đổ ra mẹt có lót thêm lá chuối tươi, rồi cho vào từng bát nhỏ. Khi bẻ miếng bánh không dính tay là đã có thể thưởng thức.
Nguyên liệu nấu bánh đúc
Gạo tẻ và nước vôi trong là 2 nguyên liệu chính cho món ăn này. Gạo để làm bánh phải là gạo ngon được ngâm 3 ngày 3 đêm, được thay nước hàng ngày. Khi bóp gạo nhẹ bằng tay thấy gạo nát ra là có thể làm được. Vôi cục được nướng lên rồi hòa với nước. Sau đó gạn phần nước vôi trong rồi hòa với bột gạo. Công đoạn nấu và quấy bánh sẽ quyết định độ giòn, thơm của bánh. Để có được mẻ bánh ngon người quấy bánh phải thực sự khéo léo, nhanh tay. Nồi bánh được khuấy liên tục để bột không bị vón cục.
Trong quá trình quấy bánh cũng cần điều chỉnh lửa cho hợp lý để bánh không bị khê. Với kinh nghiệm của mình người thợ làm bánh sẽ biết khi nào bánh gần được để tắt lửa, đậy vùng, om trên bếp một lúc. Khi bánh đã được sẽ cho lạc rang vào khuấy đều để các nguyên liệu được quyện lẫn vào nhau. Bánh đúc mang đi bán sẽ được người nấu đổ vào từng bát nhỏ có thể xâu lạt được. Nếu muốn làm khuôn bánh to hơn, có thể đổ ra mẹt phía dưới lót lá chuối. Từng miếng bánh đúc sắt ra chấm với nước tương bần được kỳ công pha chế là có thể thưởng thức rồi.
Bánh đúc Đồng Quan – hương vị khó quên
Nhìn những tấm bánh đúc trắng ngần chắc chắn sẽ thôi thúc bạn muốn thử. Cắn một miếng bánh giòn sần sật. Vị thơm của gạo, hơi chút nồng của vôi, vị béo của lạc sao lại thú vị đến thế. Đến mỗi vùng khác nhau bạn sẽ thấy một hương vị bánh đúc khác nhau. Bởi cách chế biến và nước chấm bánh được làm khác nhau. Có thể chấm bánh đúc với mắm tôm, tương bần, mật mía…
Riêng với bánh đúc Đồng Quan nước chấm ở đây được sử dụng là tương bần. Tương bần được người bán pha chế tỉ mỉ với công thức chỉ có họ mới biết. Chấm miếng bánh đúc với nước tương bần bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt với món bánh đúc khác đã được thưởng thức, sự hòa quyện thanh mát của bánh, mùi vôi nồng nhẹ, vị thơm dễ chịu của tương bần sẽ hằn sâu trong trí nhớ của bạn về món quà quê này. Bạn chưa từng thử bánh đúc Đồng Quan hãy tự thưởng cho mình một chuyến đi đến nơi đây. Chắc chắn chuyến đi này sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị.