Đám cưới được xem là ngày quan trọng của đời người đo đó mà ngày vui này luôn được chuẩn bị một cách rất kỹ lưỡng và chỉnh chu. Tuy nhiên theo sự đa dạng và khác biệt về văn hóa mỗi vùng miền mà phong tục cưới hỏi cũng sẽ có ít nhiều điểm khác biệt. Vậy những nghi thức đó như thế nào liệu rằng để có được một hôn lễ như ý có khó quá không. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các thủ tục cưới hỏi trong đám cưới của người miền Trung trong bài viết dưới đây nhé
Phong tục cưới hỏi Miền Trung
Phong tục cưới hỏi miền trung, mâm quả cưới hỏi miền trung, lễ cưới miền trung. Thủ tục cưới hỏi miền trung, nhà trai chuẩn bị gì ngày cưới, nhà gái chuẩn bị gì ngày cưới. Thủ tục lễ dạm ngõ, thủ tục lễ đón dâu, lễ vật đám hỏi, lễ vật đám cưới. Phong tục cưới hỏi miền Trung thường được thực hiện đơn giản. Không câu nệ vật chất nên việc cưới hỏi không tốn kém quá nhiều. Tuy nhiên, họ rất coi trọng về các nghi thức trong lễ cưới. Nhìn vào phong tục cưới hỏi miền Trung. Bạn sẽ nhận ra sự giao thoa giữa những lễ nghi ràng buộc của miền Bắc và sự phóng khoáng của miền Nam.
Cũng tương tự như các thủ tục cưới hỏi của các miền khác nhau trên cả nước. Phong tục cưới hỏi miền Trung gồm: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới. Tuy nhiên, phong tục cưới hỏi miền Trung vẫn có những nét khác biệt, khá độc đáo và thú vị.
Phần 1. lễ dạm ngõ miền trung
Là lễ không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi miền trung. Tuy chỉ diển ra trong phạm vi gia đình, nhưng cả hai nhà đều chuẩn bị các thủ tục cần thiết. Nhằm mang đến lễ dạm ngõ hoàn hảo, ý nghĩa. Lễ dạm ngõ của người miền Trung diễn ra trong phạm vi gia đình hai bên trai gái. Thông thường, mẹ chú rể sẽ mang một chai rượu và khay trầu; sang nhà cô gái đặt vấn đề cho đôi trẻ tìm hiểu nhau. Sau đó, hai bên gia đình sẽ cùng bàn bạc. Xem ngày lành tháng tốt để thực hiện những bước tiếp theo trong phong tục cưới hỏi.
Phần 2. Lễ Đính Hôn (Lễ ăn hỏi)
Lễ vật
Lễ ăn hỏi theo phong tục của người miền Trung cũng không quá phức tạp về mặt hình thức. Thông thường, mâm quả đám hỏi miền Trung gồm có 5 mâm lễ có những điểm đặc trưng sau:
- Mâm quả trầu cau: với 105 quả cau tượng trưng cho câu nói trăm năm hạnh phúc, thể hiện tình cảm keo sơn gắn kết vợ chồng.
- Mâm quả trà và đôi rượu: Không những có trà và rượu, trong mâm quả này còn có phong bì tiền và vàng; mẹ chồng còn trao cho con dâu một phong bì tiền mừng dâu; còn phong bì tiền dọn trong quả trà rượu sẽ đưa cho ba mẹ cô. Số tiền này ngay sau đó thường được bố mẹ cô dâu cho lại đôi vợ chồng. Ngay khi nhà trai ra về, khay quả trống không được lật ngửa nắp ngụ ý cho thấy lễ vật đã được nhà gái tiếp nhận.
- Bánh kem đính hôn
- Nem chả: số lượng chẵn cặp
- Mâm ngũ quả: kết rồng phượng cầu kỳ.
- Ngoài ra, cũng có nhà theo tục cũ đi thêm một quả bánh su sê.
Phần lễ
Vào giờ đẹp đã được lựa chọn từ trước; thì đoàn đại biểu nhà trai cùng đôi bê tráp sẽ mang lễ vật vào nhà gái. Trong nghi thức này, thì các đội hình rước lễ sẽ được sắp xếp theo thứ tự. Đi đầu là trưởng đoàn dẫn lễ, sau đó là những người cao tuổi. Được sắp xếp theo vai vế từ trên xuống dưới. Cuối cùng là chú rể cùng đội bê tráp.
Chú rể hoặc cha mẹ cô dâu sẽ xuống đón cô dâu để làm lễ. Sau đó, đại diện hai bên gia đình sẽ có đôi lời phát biểu trước 2 họ. Để minh chứng cho lễ đám hỏi của cặp đôi. Nhà gái sẽ đặt một phần lễ vật lên bàn thờ tổ tiên, tiếp đó là nghi thức thắp nhang tổ tiên. Sau khi hoàn tất lễ, cô dâu sẽ đi rót ấm trà. Mời khách ăn bánh ngọt chung vui cùng đôi bạn trẻ và gia đình. Khi lễ dạm hỏi kết thúc thì nhà gái sẽ chia lại một phần cho nhà trai gọi là lễ lại quả.
Phần 3. Lễ cưới (rước dâu)
Nhà trai chuẩn bị mâm quả, trang trí nhà cửa. Nhà trai đặt tiệc đãi nhà gái. Nhà gái trang trí nhà cửa. Trong lễ cưới miền trung trước khi vào nhà gái đại diện nhà trai, Sẽ mang theo khay rượu để trình giờ xin được vào làm lễ. Sính lễ vẫn là năm mâm quả như lễ ăn hỏi. Nếu nhà gái có bày bàn thờ gia tiên, nhà trai mang theo đôi nến hồng để gắn lên chân nến đặt sẵn.
Nhà trai đến nhà gái
Trong ngày cưới đoàn nhà trai gồm có trưởng đoàn, chú rể và ông bà, cô dì, chú bác. Đại diện sẽ rời nhà trai để đến nhà gái tiến hành đón dâu và làm lễ thành hôn. Để dễ dàng hai bên gia đình nên bnaf bạc về giờ giấc đi, đón, chỗ để xe, chỗ ngồi. Đặt biệt khi nhà cô dâu ở xa hoặc khó đi. Khi đón dâu, người đi đón dâu cần ứng với số sinh hoặc lão (1, 2, 3, 4, 5, 6… Tương ứng là sinh, lão, bệnh, tử, sinh, lão…).
Bên cạnh đó, nhà trai cần chuẩn bị năm mâm lễ vật như trong lễ ăn hỏi. Trước khi vào nhà gái, đoàn rước dâu cử một người trong họ tộc mang theo khay rượu và lễ vào nhà cô dâu để trình giờ xin được vào làm lễ. Trường hợp nhà gái có bày bàn thờ gia tiên, nhà trai cần mang theo đôi nến hồng để gắn lên chân nến đặt sẵn. Khi đưa dâu, đoàn đưa dâu của nhà gái có số lượng nhiều hơn miễn là cũng đảm bảo số sinh hoặc lão. Theo quan niệm cũ là mẹ không đi đưa dâu bởi đi theo nghĩa là còn luyến tiếc chưa muốn gả con, giờ đây mẹ cô dâu thường đi một xe khác chứ không chung với đoàn nhà mình.
Khi cô dâu về đến nhà trai
Sau khi lễ tại nhà trai kết thúc, nhà gái ra về, cô dâu chú rể bưng khay trầu cau và thuốc lá đứng tiễn. Người nhà gái lấy một miếng trầu hoặc điếu thuốc và bỏ vào khay những đồng tiền lẻ, mệnh giá có thể từ 1.000 đến 50.000 đồng để cầu may mắn. Sau ba ngày, đôi vợ chồng son trở về thăm nhà cô dâu mới gọi là lễ lại mặt. Cũng có gia đình cho phép họ về lại mặt ngay sau lễ cưới.
Phong tục cưới hỏi miền Trung tuy có phần giản lược nhưng vẫn cần đầy đủ các bước lễ nghi. Đối với các cặp đôi, đứng trước những tập tục trong cưới hỏi luôn làm cho họ bối rối. Chính vì vậy, cả hai phải cùng nhau tìm hiểu và chuẩn bị lễ vật đám hỏi để có một lễ hỏi vừa thuận lợi vừa không đi ngược lại với phong tục tập quán nhé!