Nhắc đến vùng đất Điện Biên chúng ta thầm nghĩ ngay đến chiến thắng oanh liệt, vang dội lừng lẫy năm châu trấn động địa cầu của ông cha ta. Thế nhưng, có một điều đặc biệt hơn khi đến nơi này là ngoài thăm qua những điểm di tích lịch sử, khám phá nét văn hóa của người dân tộc Thái nơi đây, bạn còn được thưởng thức những đặc sản nổi tiếng nhất và độc đáo nhất của ẩm thực Điện Biên. Phần sau đây dorgnon.com xin được chia sẻ tới bạn đọc những đặc sản khó quên khi đến với Điện Biên.
Xôi nếp nương Điện Biên làm say lòng thực khách
Nếp nương được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc. Nhưng nếp ngon nhất phải là nếp nương điện biên. Những hạt nếp nương căng tròn, khi nấu lên có vị ngọt, thơm, mềm dẻo. Cách đồ xôi nếp nương công phu hơn gạo nếp thường. Xôi phải được đồ trong chõ gỗ đặc biệt của người dân tộc thái, chín bằng hơi… đặc biệt, xôi phải qua hai lần đồ thì mới dẻo thơm. Cụ thể, sau khi xôi tỏa hương thơm, vừa chín tới thì đổ ra rá rồi lấy đũa trải cho đều, để một lúc sau thì đổ tiếp vào chõ và tiếp tục đồ cho xôi chín đều.
Sâu chít Điện Biên
Là loại côn trùng sống trong thân cây chít. Để biết cây nào có sâu chít, người ta sẽ lựa cây có dấu hiệu bệnh, không thể ra hoa. Sau đó bắt bằng cách chẻ đôi ngọn chít để moi sâu ra. Sâu chít tươi có màu trắng sữa, căng mọng và được thả trong chậu rượu nhạt để sâu không bị biến chất. Sâu chít thường dùng để ngâm rượu uống hoặc sao khô, nấu cháo. Mặc dù là loài sâu nhưng nó có hàm lượng protein chiếm 25-32%. Trong đó có 6 axit amin… Bởi vậy người dân Điện Biên coi đây là một đặc sản đặc trưng của vùng. Hễ nhà có khách quý, họ sẽ đem rượu sâu chít ra tiếp đãi.
Rau hoa ban – đặc sản Điện Biên
Đây là món ăn dân dã, truyền thống của đồng bào Thái ở vùng núi Tây Bắc. Đặc biệt là Điện Biên. Thường, người dân sẽ hái những búp ban còn xanh mơn mởn từ những cây ban trên đồi cao. Sau đó mang về rửa sạch rồi cho vào vại muối như muối dưa cải ở dưới xuôi. Búp ban muối ăn kèm với cá sông Nậm Rốm kho rất đưa cơm. Nó mang hương vị ngai ngái đặc trưng của rau ban cùng với cá kho thơm mùi riềng sả làm nức lòng bao khách du lịch đặt chân đến đây. Thậm chí có người còn đặt mua rau ban về làm quà biếu họ hàng, bạn bè.
Thịt lợn xay hấp lá chuối nức tiếng ăn một lần là nhớ mãi
Thịt lợn băm nhỏ trộn với gia vị rồi được bọc bằng lá chuối. Sau đó đem hấp cách thủy hơn một tiếng đồng hồ. Vì thế thịt lợn mềm dính chặt, quện vào nhau, tỏa ra mùi thơm của lá chuối, hạt tiêu…
Chẩm chéo – chấm món gì cũng ngon
Chéo là loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người Thái đen. Nó được làm chủ yếu từ quả mắc khén. Một loài cây dại thuộc họ hồi, có tinh dầu. Khi đơm trái sẽ kết thành những chùm quả nhỏ li ti, tỏa hương thơm dịu. Người Điện Biên chỉ việc lên sườn núi, tìm những cành mắc khén chín về phơi khô rồi xoa cho quả rời cành. Vịt om hoa chuối Vịt được tẩm ướp các loại gia vị như ớt, gừng, xả, mắc khén rồi đồ trong khoảng 3 tiếng, om thật nhỏ lửa. Món này màu sắc không bắt mắt nhưng có hương vị đặc trưng: cay nồng, ngọt cay, bùi bùi…
Xôi chim – đặc sản trứ danh
Xôi chim được bày trên mâm bằng một cái ếp tre mộc mạc. Có nắp đậy để giữ cho xôi luôn ấm và mềm. Xôi chim đặc biệt dẻo thơm nhờ hạt nếp nương sau hai lần đồ bằng chõ gỗ và béo ngọt nhờ vị thịt chim câu mới ra ràng tao thơm. Hương vị xôi chim sẽ tuyệt vời khi được bỏ thêm hành khô chiên vàng.
Bánh dày Điện Biên
Đến với Điện Biên du khách sẽ tiếp xúc với người Thái, người Mông, Kinh …Đối với người Mông cứ hàng năm trước khi đến tết thì người dân lại chuẩn bị làm bánh dày. Vì quan điểm của người mông bánh dày tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, mà qua mồng 3 tết họ mới được ăn bánh dày đó là theo văn hóa ngày tết của họ như vậy. Dần dần bánh dày cũng được bán phổ biến ở các chợ vùng cao. Nếu đến Điện Biên mà gặp nơi nào bán bánh dày bạn cố gắng thử dù chỉ 1 lần nhé, rất ngon và dẻo.
Vịt om hoa chuối Điện Biên
Vịt om hoa chuối là một món ăn quen thuộc với người dân bản địa. Đến Điện Biên, vịt om hoa chuối là một món ăn chắc chắn sẽ có trên mâm cơm đãi khách của mỗi gia đình. Chính sự khéo léo, chính sự đảm đang của người phụ nữ Thái khiến món ăn này lại càng trở nên đặc biệt hơn.
Phải tự mình thưởng thức bữa cơm của người dân nơi đây mới thấy hết cái đảm đang, cái sáng tạo của người phụ nữ dân tộc vùng cao. Không phải là một thứ gì quá cao sang nhưng lại bình dị đến lạ thường; đưa người ta từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Dù là những nguyên liệu hết sức dân dã, nhưng qua bàn tay của những người phụ nữ ấy lại mang theo một dấu ấn rất riêng biệt, rất nổi bật của người dân vùng Điện Biên vùng Tây Bắc.