Lễ hội Cầu Ngư là tập tục lâu đời của cư dân không chỉ vùng biển Cù Lao Chàm mà còn của ngư dân vùng biển từ Quảng Bình trở vào. Ông Nam Hải hay Đức Ông, Cá Ông,… thực ra là loài cá Voi. Đây là loài cá hiền lành và được xem là vị cứu tinh của nhân dân vùng biển bởi lẽ nó thường giúp đỡ ngư dân khi họ gặp nạn. Chính vì vậy mà mỗi khi Cá Ông chết, trôi dạt vào địa phận vùng biển của tỉnh nào thì người dân làng biển nơi đó sẽ tổ chức lễ tang vô cùng long trọng cũng như lập lăng thờ phụng
Thời gian diễn ra lễ hội
Lễ hội Cầu Ngư Cù Lao Chàm liên quan đến việc thờ cúng cá Voi. Dân địa phương gọi lễ hội Cá Voi. Với nhiều truyền thuyết xa xưa vẫn còn được ghi dấu trên đảo. Đây được xem là lễ hội lớn nhất tại Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, Quảng Nam. Lễ hội diễn ra trùng với 2 ngày lễ lớn nhất trong năm 30/4 và 1/5. Hàng năm, theo tục xưa để lại ngư dân đảo Cù Lao Chàm tổ chức lễ cầu ngư rất long trọng và rất hoành tráng. Đây là lễ hội truyền thống của ngư dân trên đảo. Được truyền từ đời này sang đời khác, đã được lưu giữ hàng trăm năm nay.
Theo các ngư cụ sống lâu năm kể lại, lễ cầu ngư Cù Lao Chàm. Được chuẩn bị rất chu đáo, trang nghiêm và thành kính, cầu mong trời yên biển lặng. Cuộc sống an lành, làng xóm bình yên, làng xóm hạnh phúc, tôm cá đầy nhà, quốc thái dân an …
Nét đẹp văn hóa lễ cầu ngư
Lễ hội Cầu Ngư Cư Tân Hiệp, Cù Lao Chàm. Đã được xếp vào danh sách lễ hội cấp thành phố ở Hội An. Đã thu hút nhiều sự quan tâm của các cấp chính quyền. Cũng như thu hút cho du lịch Cù Lao Chàm phát triển. Lễ hội Cầu Ngư diễn ra trong hai ngày vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5. Vào ngày đầu tiên, ngư dân địa phương tổ chức lễ cúng tiên thường, vào ngày hôm sau mới là lễ tế chính thức. Trong ngày lễ, bàn thờ được trang hoàng vô cùng rực rỡ, trang nghiêm. Ở Lễ hội Cầu Ngư Cù Lao Chàm hầu hết các nhà đều đặt bàn hương án và bày biện đồ cúng.
Trước khi vào làm lễ, ban hành lễ hội và đội hát múa bã trạo. Dùng một chiếc thuyền lớn di chuyển hướng án về nhà thờ Lăng Cá Ông tại Bãi Làng. Để chẩn bị cho buổi lễ chính thức vào ngày hôm sau. Sáng sớm ngày tiếp theo, ngư dân Cù Lao Chàm. Bắt đầu khua trống, đánh chiên làm lễ rước trên biển. Theo phong tục, trước khi vào lăng làm lễ chính. Đoàn diễu sẽ rước các vị thần bằn kiệu và si chuyển khắp làng. Và đặc biệt lễ hội trùng với ngày 30/04 nên thu hút đông đảo khách du lịch hiếu kỳ và ngư dân về trẩy hội.
Lễ hội cầu ngư là một trong các lễ hội Cù Lao Chàm lớn nhất. Được rất nhiều ngư dân địa phương mong đợi. Với ước muốn cầu cho 1 năm sóng êm, gió lặn, tôm cá đầy khoan, bình an cho gia đình và an toàn khi đi biển
Lăng Ông Ngư Cù Lao Chàm nằm ở đâu
Thờ cúng cá Ông là tín ngưỡng cổ truyền của người dân duyên hải miền Trung. Tại cụm Đảo Cù Lao Chàm ngư dân thờ cúng các ông trong tinh thần tôn kính. Bởi tương truyền họ luôn được cá Ông cứu giúp mỗi khi gặp nạn trên biển. Di tích Lăng Ông Ngư được cộng đồng người dân trên đảo xây dựng quy mô vào cuối thế kỷ thứ 19. Là công trình kiến trúc thờ cá Ông điển hình ở Hội An. Hiện nay kiến trúc Lăng kiểu cuốn vòm đặc trưng là ngói âm dương. Và trang trí đề tài tứ linh lưỡng long tranh châu. Bàn thờ chính đặt 13 bài vị cá ông và các vị phó tá với nhiều danh hiệu, mỹ tự.
Lễ cầu ngư ngày 4/4 âm lịch hằng năm được tổ chức long trọng nghi thức lễ truyền thống. Nhằm tạ ơn và cầu mong được an toàn thuận lợi trong quá trình hành nghề trên biển. Lăng Ngư Ông được xếp hạng di tích cấp quốc gia vào năm 2006.