Nhắc đến Lào Cai, chắc ai cũng nghĩ ngay tới Sa Pa – một địa danh du lịch nổi tiếng nhất ở Lào Cai. Ngoài ra còn những địa danh khác như Bắc Hà, Bát Xát. Bạn có bao giờ để ý đến ý nghĩa tên các địa danh này không? Nếu bạn về với Cao Bằng, biết được ý nghĩa của những tên gọi này, chúng tôi tin rằng, chuyến du lịch của các bạn sẽ thêm nhiều điều thú vị và ý nghĩa. Mời các bạn cùng khám phá một vài điều thú vị về tên các địa danh ở Lào Cai với bài viết dưới đây của dorgnon.com.
Một vài nét về Tỉnh Lào Cai
Tỉnh Lào Cai nằm ở vùng tây bắc Việt Nam. Cách thủ đô Hà Nội gần 300 km. Năm 2018, Lào Cai là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 55 về số dân. Xếp thứ 45 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 16 về GRDP bình quân đầu người. Đứng thứ 11 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 705.600 người dân, GRDP đạt 43.634 tỉ Đồng (tương ứng với 1,8951 tỉ USD).
GRDP bình quân đầu người đạt 61,84 triệu đồng (tương ứng với 2.686 USD). Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10,23%. Lào Cai là một vùng đất cổ, diện mạo địa hình được hình thành cách nay 50-60 triệu năm. Trong đợt tạo sơn cuối cùng, vỏ trái đất vặn mình, đứt gãy.
Ý nghĩa của các địa danh ở Lào Cai
Trước đây, Lào Cai có một phố chợ có lên là “Lão Nhai”, nghĩa phố cũ. Sau này có mở thêm một phố chợ khác là Tân Nhai (Phố Mới ngày nay). Sau một thời gian dài, cách gọi Lão Nhai được gọi biến âm thành “Lao Cai”. Ngày 12/7/1907, tỉnh được thành lập, tên của đô thị cũ được đặt chính thức là Lào Cai.
Cách trung tâm TP Lào Cai 30 km và nằm trên độ cao 1.500 – 1.800 m so với mực nước biển. Thị trấn Sa Pa được coi là “thỏi nam châm” hút khách tới tỉnh. Sa Pa là tên gọi bắt nguồn từ tiếng quan thoại “Sa Pả”. Có nghĩa là bãi cát. Cái tên này chỉ bãi cát bên phải cầu km 32 từ Lào Cai tới Sa Pa. Trước đây khi thị trấn chưa thành lập. Người dân thường họp chợ ở bãi cát này và ai cũng gọi là chợ Sa Pả. Sau khi người Pháp tới đây, do cách viết không dấu nên tên được viết thành Sa Pa. Thị trấn cũng có tên địa phương là “Hùng Hồ”, nghĩa là suối đỏ. Chỉ một mạch nước đùn lên màu đỏ đục trước đây.
Fansipan, ngọn núi cao nhất 3 nước Đông Dương, nằm ở địa phận tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Cách thị trấn Sa Pa khoảng 9 km. Ngày nay, với hệ thống cáp treo và tàu hỏa leo núi, từ thị trấn du khách có thể chinh phục. “Nóc nhà Đông Dương” trong 30 phút. Thay vì 2 ngày đi bộ như trước kia. Tên Fansipan ngày nay là cách nói lái của từ địa phương “Hủa Xi Pan”. Nghĩa là khối đá khổng lồ chênh vênh.
Vùng đất Bắc Hà, Bát Xát của Lào Cai
Bắc Hà là trăm bó gianh, Bát Xát là miệng thác… tất cả cái tên đều gắn với câu chuyện địa phương. Bắc Hà là huyện vùng cao, nổi tiếng với chợ phiên, những vườn hoa mận trắng. Tên của huyện cũng bắt nguồn từ cách gọi của người Tày, Nùng địa phương là Pạc Ha. Nghĩa là trăm bó gianh. Cái tên cũng gắn với tương truyền. Trước đây trên núi Ba mẹ con (một trong những biểu tượng của Bắc Hà) có rất nhiều ong. Người dân qua đó phải đốt gianh để đuổi ong. Sau này vào thời Pháp, các dịch giả từng gọi vùng đất này là Pakha.
Huyện Bát Xát nằm ở phía tây bắc tỉnh Lào Cai. Nơi đây thu hút du khách với đỉnh Nhìu Cồ San, mùa mây ở Y Tý. Ngôi làng người Giáy – Mường Hum… Bát Xát là tên gọi theo ngôn ngữ người Giáy, đọc đúng là “Pạc Srạt”. Tên có thể hiểu theo hai nghĩa là một trăm tấm cót hoặc miệng thác.
Si Ma Cai là huyện vùng cao, cách TP Lào Cai khoảng 100 km về hướng đông bắc. Tới đây, du khách sẽ được trải nghiệm một chợ phiên đậm bản sắc văn hóa. Với những con ngựa buộc nơi ngõ chợ, tiếp ngay là các lò rèn. Dọc 2 bên chợ là những dãy hàng thực phẩm với mía, chuối hột, rồi đến thổ cẩm, con giống.
Chợ phiên Lào Cai
Trước đây, người dân thường họp chợ mỗi 6 ngày một phiên ở Phố Cũ. Sau này để tiện giao thương hàng hóa, chợ được chuyển lên lưng chừng núi. Có địa thế thoáng đãng, cảnh nhìn ra một vùng núi. Để phân biệt, người dân gọi khu chợ này là Xênh Mùa Ca theo tiếng H’Mông, nghĩa là chợ ngựa mới, gắn với tích xưa về vùng đất in dấu chân ngựa thần. Theo thời gian, tên được đọc chính thức là Si Ma Cai.