Mảnh đấy Lệ Thủy, Quảng Bình được khá nhiều người biết đến với vai trò là quê hương của địa tướng Võ Nguyên Giáp. Hơn thế nữa nơi đây còn có một lễ hội rất đậm chất Quảng Bình và rộn ràng, sôi động mỗi khi đến ngày trọng đại của đất nước. Đó chính là “Lễ hội đua thuyền thống trên sông Kiến Giang” – một nét đẹp văn hóa đậm sắc Quảng Bình vào dịp tết độc lập 2/9 được xem là lễ hội đua thuyền tuyền thống được tổ chức thường niên của những con người nơi đây.
Lịch sử hình thành lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang
Lễ hội này đã từ rất lâu trở thành một hoạt động mang nét đẹp truyền thống; văn hóa của người dân Lệ Thủy nơi đây trong ngày Quốc khánh. Xuất phát từ hội bơi, đua của làng quê, với mục đích cầu cho mưa thuận, gió hòa mùa màng bội thu; thi thố sức trai, sức gái để chuẩn bị vật lộn với mùa mưa bão. Chế ngự thiên nhiên khắc nghiệt của mảnh đất Quảng Bình đầy nắng và gió.
Từ năm 1946 đến nay, Lễ hội đua thuyền mừng Tết Độc lập bị gián đoạn 2 lần. Lần 1, 8 năm. Trai bơi phải gác mái chầm cầm súng lên đường đi theo cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp. Hoà bình lập lại, Kiến Giang lại dậy vang tiếng reo hò, tiếng trống, tiếng mõ trong ngày 2/9. Tiếng bom rền của máy bay Mỹ trên miền Bắc đã lần thứ 2. Làm gián đoạn Lễ hội thiêng liêng này cũng 8 năm. Từ năm 1965 cho đến năm 1973, khi hiệp định Paris có hiệu lực. Rồi từ đó đến nay, chưa năm nào dòng Kiến Giang lại không dậy sóng trong ngày Tết Độc lập, dù đã có năm. mãi đến ngày 30/8, dòng Kiến Giang vẫn trơ đáy.
Lễ hội Đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang
Lễ hội đua thuyền được tổ chức vào ngày 2/9 hàng năm. tại sông Kiến Giang, huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình. Nhưng kỳ diệu thay chỉ sau 2 ngày mưa, nước Kiến Giang. lại đầy và tiếng trống, tiếng mõ, tiếng reo hò vọng mãi suốt dọc sông… Hàng năm cứ vào ngày Quốc khánh 2-9, hội đua thuyền truyền thống lại diễn ra sôi nổi. Và hào hứng trên sông Kiến Giang với sự tham gia của nhiều xã trong huyện. Nhân dân xem đó là Tết độc lập. Vì sau “toóc nạp rơm khô” cả thời gian và đời sống đều no đủ. Từ đó hội đua thuyền đông vui náo nhiệt hơn. Kéo dài đến cả tháng mới đủ cho công việc tập dượt, tranh giải thôn xã và toàn huyện.
Nhân dân náo nức chuẩn bị dụng cụ cho hội, ’’khuấy động’’ một vùng sông nước Kiến Giang. Khách thập phương đổ về huyện lỵ, trong Nam ra, ngoài Bắc vào. Cả những xã miền núi “cơm đùm gạo bới’’ ngủ lại qua đêm chờ xem bơi ngày tới. Đường bơi trong các cuộc đua thường trên dưới 20 km tùy theo giải xã hay huyện. Tuyến độc nhất thường chọn từ trước đến nay. Là thượng tiêu cầu Trạm (Mỹ Thủy) qua chợ Thùi – Phú Thọ (An Thủy) và hạ tiêu mũi Viết Thượng Phong (thị trấn Kiến Giang) cũng là điểm buông phao.
Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông kiến giang một nét văn hóa mang lại nhiều cảm xúc
Lễ Hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang của quê hương Lệ Thủy – Quảng Bình. Là một nét văn hóa đặc sắc của vùng miền. Nó mang tính đoàn kết. Và khát vọng vươn lên chiến thắng thiên nhiên khắc nghiệt của con người nơi đây. Nếu ai đã một lần đến, một lần được hòa mình vào không khí của lễ hội. Thì mới thấu hiểu được những cảm xúc tuyệt vời và những kỹ niệm khoảnh khắc khó quên. Về hình ảnh con người và quê hương Lệ Thủy – Quảng Bình.
Có thể nói, lễ hội đua thuyền truyền thống của huyện Lệ Thủy là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Quảng Bình được tổ chức hằng năm. Điều đọng lại trong lòng của du khách đó là những hình ảnh “trai bơi gái đua” cố gắng hết mình trên toàn quãng đường đua hàng chục km và có một điều đặc biệt là họ chưa bao giờ bỏ cuộc đua dẫu về cuối. Dưới sông là vậy, còn hai bên bờ người dân cổ vũ hết mình, họ lao ra giữa sông dùng nón lá hất nước sông lên cho trai bơi gái đua để tiếp sức cho vận động viên tranh tài…
Hội đua thuyền trở thành nét đẹp văn hóa thể thao truyền thống từ ngàn xưa đáng trân trọng, giữ gìn và phát triển. Hi vọng thời gian tới Lễ hội đua thuyền truyền thống của lệ Thủy sẽ là một sản phẩm hấp dẫn của Du lịch Quảng Bình.