Những điểm thú vị trong văn hóa cưới hỏi của người miền Tây Nam Bộ có thể bạn chưa biết. Giống như bao vùng miền khác trên dải đất hình chữ S Việt Nam, phong tục cưới hỏi luôn là nét văn hóa đặc trưng của từng vùng miền và là sự kiện trọng đại của cuộc đời mỗi con người bước đầu hình thành cho mình một gia đình riêng và có trách nhiệm hơn với cuộc đời.
Miền Tây cũng vậy, tuy nhiên ở miền Tây lại có nét văn hóa cưới hỏi khá đặc biệt và không một nơi nào khác có được tạo nên một nét rất riêng nơi đây. Cưới hỏi của người miền Tây thường được tổ chức ở vùng nông thôn và là nơi có đầy đủ những lễ nghi nhất của vùng sông nước này. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết hơn về những nét độc đáo này trong văn hóa cưới hỏi của người miền Tây Nam Bộ nhé.
Người miền Tây có những nét văn hóa gì trong cưới hỏi
Miền Tây là một nơi có phong tục cưới hỏi khá đặc biệt. Có thể nói, không một nơi nào có thể. Có được phong tục cưới như nơi này. Những anh chàng. Chuẩn bị cưới vợ Miền Tây thường hay thắc mắc rằng. Những lễ vật cưới hỏi mà họ phải đáp ứng thường sẽ như thế nào? Nằm ở mức bao nhiêu.Là thỏa được yêu cầu đàn gái? Cùng với những tập tục xung quanh việc ăn hỏi. Ở Miền Tây sẽ được giải đáp qua bài viết “phong tục cưới hỏi Miền Tây Nam Bộ”.
Phong tục cưới hỏi Miền Tây Nam Bộ thường diễn ra nhất ở nông thôn. Đặc biệt là khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long. Những nơi này thường có đầy đủ các lễ nghi nhất. Phong tục cưới hỏi tại vùng miền này. Là một nét văn hóa đặc trưng ở Việt Nam, bao gồm 6 lễ khác nhau.
Giai đoạn tiền hôn nhân sẽ diễn ra gồm 3 vấn đề. Thuở xưa đôi nam nữ đến với nhau thường được Ông bà mai se duyên hay được người lớn đính ước. Ngày nay, đôi trẻ thoải mái tìm hiểu nhau và đến với nhau. Tuy nhiên, trước khi cưới, cả hai gia đình phải đi đến làm thân với nhau. Và bàn chuyện đôi lứa trước khi tiến hành lễ cưới hỏi. Có nhiều người thắc mắc vì sao ở Miền Tây lại có tất thảy 6 lễ cưới hỏi Như vậy? Dưới đây, chúng tôi sẽ nêu ra từng lễ. Cụ thể và giải thích ý nghĩa của từng lễ nghi đó.
Lễ giáp lời là nghi lễ đầu tiên trong giai đoạn cưới hỏi
Lễ giáp lời là một trong những lễ nghi đầu tiên trong giai đoạn cưới hỏi. Của phong tục cưới hỏi Miền Tây. Lúc này, cha mẹ của đàn trai sẽ đến nhà đàn gái. Để nói chuyện với ông bà thông gia. Có thể sẽ dẫn theo ông bà mai. Hai bên sẽ trực tiếp nói các vấn đề liên quan đến tuổi tác. Lập bàn việc hôn nhân và định giờ cưới cho hai con.
Lễ thông gia không thể thiếu trong mỗi lần cưới hỏi của người miền Tây
Sau lễ giáp lời, họ nhà trai sẽ mời họ nhà gái sang gia đình chơi với mục đích cho nhà gái biết nơi ăn chốn ở của gia đình mình, giúp họ yên tâm hơn khi gả con gái cho con trai mình.
Lễ cầu thân làm sau khi hai bên đã đồng thuận
Sau khi hai bên đã đồng thuận cho hai con về với nhau thì lúc này, họ nhà trai sẽ đem lễ vật qua cho nhà gái, lễ đây là lễ cho đồ, còn được gọi là bỏ hàng rào thưa. Tuy nhiên ngày nay, đôi nam nữ thường đã tìm hiểu nhau từ trước nên những nghi lễ kia sẽ bị bỏ qua, và giờ họ chỉ giữ lại lễ nói cùng với lễ cưới.
Lễ nói là một trong những lễ không thể thiếu
Có thể nói, lễ nói là một trong những lễ không thể thiếu của phong tục cưới hỏi Miền Tây, thông thường, nhà gái sẽ đề bảng là lễ đính hôn hoặc lễ đăng khoa. Quá trình tổ chức nghi lễ này bao gồm: Ông thông lễ khai trình lễ y kỳ; trình lễ khai hòa để kiến gia tiên; Trình lễ thượng đăng sau khi trưởng tộc nhà trai rót rượu; Lễ bái gia tiên; Lễ đỡ mâm trầu; trình lễ kiếu.
Những điểm đặc biệt trong lễ cưới của người miền Tây
Không chỉ có phong tục cưới hỏi Miền Tây mới có lễ này mà hầu như đám cưới nào cũng có, thông thường, nhà gái sẽ treo bảng lễ vu quy. Cô dâu sẽ phải lạy xuất giá trước khi về nhà chồng.
Lễ rước dâu của người miền Tây Nam Bộ
Theo tục lệ thì họ nhà trai sẽ chuẩn bị đi đến họ nhà gái, người đại diện bưng khay trầu có đôi đèn sẽ là trưởng tộc và chú rể, ông bà cha mẹ bên đàn trai phải đi theo đôi và chẵn số để phụ bưng khay tiệc, có thể đi theo cặp 4 hoặc 6, người bưng mâm bàn phải đầy đủ chứ không đi lẻ cùng đại diện có hai khay.
- Khay trầu có đôi đèn
- Khay việc có chung, nhạo để rót rượu trình lễ
Mỗi khay phải có bốn miếng trầu têm và bốn miếng cau tươi có hai cái chung nhạo và trong mỗi khay phải có rượu. Mâm trầu phải có buồng cau dầy, cau phải còn nguyên vẹn và đẹp vỏ khi đặt vào khay, ốp trầu phải bọc giấy đỏ và hai chai rượu phải có nút bịt màu đỏ, người ta gọi là mâm trầu, ché rượu lúc xưa, trước khi đi phải kiểm tra lại bốn mâm quả, khi đi rước dâu gần đến nhà đàng gái, những người ở họ đàn trai phải sửa soạn lại y phục cho chỉnh tề. Khi trình lễ phải là trưởng tộc và chú rể cùng bưng khay tiệc đi vào.