Hiện nay với tình hình dịch bệnh Covid – 19 đang diễn biến phức tạp trên cả nước, tình hình giãn cách đang được thực hiện tại nhiều nơi. Chính vì thế trong giai đoạn này thay vì đi chợ thường xuyên, người dân đang chuyển sang tích trữ lương thực. Tuy nhiên khác với các siêu thị có cách và thiết bị trữ đông thực phẩm, thì việc tích trữ tại nhà sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Chính vì thế nhiều gia đình đã tìm kiếm các mẹo bảo quản thực phẩm hiệu quả. Mục đích là để tích trữ được nhiều thực phẩm dùng trong thời gian dài nhưng vẫn lưu giữ được chất dinh dưỡng và hương vị.
Những mẹo bảo quản thực phẩm siêu hay ho trong mùa dịch
Mua thực phẩm về tích trữ trong mùa dịch là biện pháp an toàn, giúp hạn chế ra ngoài. Tuy nhiên, việc bảo quản hạn sử dụng của chúng cũng là một bài toán nan giải. Vì không phải ai cũng biết mẹo bảo quản thực phẩm tươi ngon.
Bảo quản rau xanh bằng giấy hoặc túi ziplock
Đối với các loại rau xanh, khi mua về bạn nên nhặt gốc, bỏ các lá vàng hoặc bị hư. Tiếp đó, bạn chuẩn bị một hộp đựng khô, lót một ít giấy ăn xuống dưới đáy của hộp. Sau đó bỏ rau vào đậy kín hộp và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh. Nhớ là không được rửa rau trước khi cho vào tủ lạnh. Nếu đã lỡ rửa, bạn phải để rau thật ráo rồi lót giấy và bỏ vào hộp như bước trên.
Nhằm tiết kiệm diện tích tủ lạnh, bạn có thể bọc rau vào trong khăn giấy, giấy báo hoặc giấy tập gói lại. Sau đó cho vào bọc nilon, túi nhựa kín hoặc túi ziplock, kéo kín khóa lại. Lưu ý càng ít không khí bên trong túi càng tốt. Cuối cùng cho vào trong ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Với cách bảo quản này vừa giúp tiết kiệm diện tích vừa giúp rau tươi lâu và không bị hư hỏng.
Không dùng túi nhựa hoặc hộp để bảo quản các loại củ
Bí, bí ngô hoặc các loại củ ở nơi khô ráo, thoáng mát và bên ngoài tủ lạnh. Hành và tỏi bạn nên bảo quản chúng ở nơi mát mẻ, khô ráo, tối. Đặc biệt là phải có không khí lưu thông, không bao giờ đựng trong túi nhựa hoặc hộp kín. Hành và tỏi không nên để gần bếp, hoặc các thiết bị khác. Đồng thời nên để chúng tách biệt với khoai tây. Hành và tỏi phát triển mạnh ở độ ẩm thấp (65 – 75%), trong khi khoai tây ưa mát, ẩm (85-90%) không khí.
Bảo quản cà chua bằng khăn giấy ở nhiệt độ mát
Bảo quản cà chua ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp. Việc này sẽ giúp chúng chín đều. Sau khi chín có thể bọc vào khăn giấy, giấy báo hoặc giấy tập, như cách bảo quản rau xanh và cho vào ngăn mát.
Bảo quản thịt, cá, tôm trong ngăn đá tủ lạnh
Những thực phẩm này sau khi mua về, rửa sạch. Sau đó dùng khăn giấy thấm cho khô ráo rồi bắt đầu bỏ vào hộp và cất vào ngăn đá tủ lạnh. Trước khi chế biến, bạn chỉ cần lấy từng phần cho vào ngăn mát tủ lạnh, để khoảng 4 – 5 tiếng, rồi bắt đầu lấy ra rửa rồi tẩm ướp thêm để chế biến.
Bảo quản hành lá trong ngăn đông tủ lạnh
Đối với hành lá khi mua về, chúng ta nên rửa sạch, để thật ráo nước. Sau đó tiến hành cắt nhỏ rồi cho vào hộp hoặc chai nhựa và bỏ vào ngăn đông tủ lạnh để bảo quản.
Những lưu ý cần biết khi bảo quản thực phẩm
Tủ lạnh là sự lựa chọn phổ biến và tiện lợi nhất khi cần bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên, không phải tất cả thực phẩm đều được bảo quản tươi ngon trong tủ lạnh. Để tủ lạnh không có mùi hôi và giữ thực phẩm luôn tươi ngon, bạn cần biết cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý đầu bếp cần biết để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách mà bạn có thể tham khảo
Nên phân loại từng thực phẩm
Mỗi loại rau củ đều có thời gian và điều kiện độ ẩm bảo quản khác nhau. Hầu hết các loại rau củ, như cà rốt, bông cải xanh, bắp cải và cần tây nên được bảo quản trong túi hoặc hộp nhựa trong tủ lạnh. Tốt nhất nên bảo quản nấm trong túi giấy. Rau nên được bảo quản ở một phần khác của tủ lạnh với trái cây. Điều này sẽ giúp chúng không bị chín quá nhanh.
Đảm bảo nhiệt độ bảo quản thích hợp
Để rau, củ, quả tươi lâu chúng ta nên đảm bảo nhiệt độ của ngăn mát tủ lạnh ở mức từ 1 – 4 độ C. Vi khuẩn thường phát triển mạnh ở nhiệt độ trên 4 độ C và nếu để quá thấp sẽ khiến cho rau củ bị đóng băng, hư hỏng và mất chất dinh dưỡng.
Ngoài ra nên cho thực phẩm mới vào ngăn đông đá để ở phía trong, thực phẩm mua trước đó nên xếp ra ngoài để dùng trước. Nên gắn nhãn đề ngày trên thực phẩm đông đá để tránh trường hợp dùng nhằm đồ để lâu.