Đắm say với nét đặc sắc của ẩm thực Phú Thọ với những món ăn đặc trưng

Bánh tai là món ăn dân dã đậm chất quê hương đất Tổ

Phú Thọ – quê hương của đất Tổ luôn hấp dẫn du khách bằng vẻ đẹp thiên nhiên yên bình, bình dị và nét độc đáo trong ẩm thực Phú Thọ. Ẩm thực Phú Thọ mang đậm hương vị miền núi Bắc Trung Bộ, mang đến những món ăn gần gũi với thiên nhiên mà bạn không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Nói đến đây không thể không nhắc đến những món ăn đặc trưng của vùng đất Tổ như rau sắn, thịt chua,… và những món ăn khác đã đi sâu vào tâm trí của bao du khách. Cảm nhận rõ hơn về sự đặc sắc trong ẩm thực Phú Thọ trong bài viết sau đây nhé.

Rau sắn – món ăn dân dã ở Phú Thọ

Rau sắn là món ăn dân dã ở Phú Thọ
Rau sắn là món ăn dân dã ở Phú Thọ

Rau sắn Phú Thọ có thể nói là món ăn vô cùng độc đáo trong nền ẩm thực Phú Thọ bởi ngoài vùng quê đất tổ ra thì không một nơi nào khác có món ăn này. Những người Phú Thọ xa quê thường nói vui với nhau rằng. Đi quanh năm suốt tháng, ăn biết bao của ngon vật lạ. Nhưng vẫn không gì bằng cái vị chua chua, bùi bùi của rau sắn quê mình.

Loại rau này rất dễ trồng và cũng rất dễ kiếm. Bạn có thể tìm thấy loại rau này ở bất cứ đâu trên mảnh đất trung du. Rau sắn được làm từ những ngọn sắn non, xanh trồng chủ yếu trên các núi, nương. Những ngọn sắn sau khi được hái về, sẽ được người ta nhặt bớt những phần sơ già, rửa sạch, vò nát cho ra những nước chua sau đó đem đi ngâm với nước, đậy kín, để khoảng 2-3 ngày, khi thấy rau đã đủ chua thì có thể đem ra ăn. Rau sắn ăn ngon nhất khi nấu canh với cá, chân giò, sườn hoặc xào với thịt.Đến Phú Thọ mà chưa được ăn rau sắn canh cá thì chưa thương thức được tinh hoa ẩm thực Phú Thọ.

Xáo chuối – món ăn dân dã ‘nghĩ đến là thèm’

Món xáo chuối là một món ăn đã được truyền qua từ nhiều thế hệ, từ đời này đến đời khác. Xáo chuối thường được ăn trong các dịp quan trọng. Như những dịp cưới hỏi, lễ tết ma chay. Món ăn này được chế biến từ chuối xanh, đun cùng với xương, tương bần và tiết lợn. Món ăn này đem đến một hương vị  khó quên, vị ngọt được tiết ra xương, vị bùi bùi, mềm dẻo của chuối xanh, hay vị đậm đà của của tương bần. Món xáo chuối nổi tiếng phải kể đến xáo chuối của làng Vĩnh Tề, xã Cao Xá.

Cọ ỏm – đặc sản thơm ngon Phú Thọ

“Dù ai đi ngược về xuôi

Cơm nắm lá cọ là người sông Thao”

Câu nói ấy đã đi sâu vào cuộc sống của từng người dân đất tổ bao đời này. Phú Thọ trung du tự hào với những rừng cọ, đồi chè xanh mơn mởn. Và nhắc đến ẩm thực Phú Thọ không thể không nhắc đến món cọ ỏm.

Cọ ỏm – đặc sản thơm ngon Phú Thọ
Cọ ỏm – đặc sản thơm ngon Phú Thọ

Cũng giống như rau sắn, cọ ỏm là món mà chỉ có ở Phú Thọ mới có mà thôi. Cọ ỏm thực chất được lấy từ quả của cây cọ. Những người nông dân đầu tắt mặt tối lăn lộn ngoài đồng. Nhưng vẫn không ngại nắng, ngại gió, ngại nguy hiểm mà trèo lên những cây cọ cao tít. Sau đó hái xuống những quả cọ mập nhất, mỡ nhất. Qua đó để chế biến nên món ăn cầu kì này. Sau khi hái, người ta ỏm cọ bằng cách đặt cả quả vào nồi. Sau đó đun sôi, ỏm tới chín mềm thì bắc xuống. Ỏm cọ là một nghệ thuật bởi nếu ỏm quá kĩ, cọ sẽ bị nát mất hết độ mỡ. Nếu ổm không kĩ, cọ bị sượng, cứng và khó bóc vỏ.

Ỏm cọ xong, người Phú Thọ hay ăn với nước chấm mắm tỏi. Vị bùi bùi, ngậy ngậy của cọ, kết hợp vị thơm của tỏi, vị nồng của nước nắm tạo thành hương vị không thể nào quên đối với du khách, dù chỉ một lần thưởng thức. Nhưng cũng có những du khách không quen ăn nước mắm vẫn có thể chấm cọ với bột canh hoặc ăn không, vẫn có thể cảm nhận độ ngậy, bùi của cọ ỏm.

Thịt chua Thanh Sơn – món quà ngon từ vùng đất Tổ

Thanh Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ. Huyện Thanh Sơn có phần lớn diện tích là đồi núi và rừng nên hoạt động săn bắn cũng phổ biến. Hoạt động săn bắn kết hợp với việc trồng nhiều loại câu như tre, nứa, vầu… đã giúp cho người dân nơi đây tạo ra cho ẩm thực Phú Thọ một món ăn vô cùng mới lạ, đó là thịt chua.

Sở dĩ gọi là thịt chua bởi nó được làm từ nguyên liệu chính là thịt ướp thính và gia vị. Đặt trong các ống nứa, để lên men. Khi nào ngửi thấy thịt có mùi chua men thì có thể sử dụng được. Thịt chua không chỉ là món ăn đặc sản của Phú Thọ. Và còn là món ăn yêu thích của nhiều du khách. Do vậy thịt chua Thanh Sơn đã không còn xa lạ với nhiều nơi trên nước ta.

Thịt chua Thanh Sơn là món quà ngon từ vùng đất Tổ
Thịt chua Thanh Sơn là món quà ngon từ vùng đất Tổ

Người đi du lịch Phú Thọ về quý nhất là được tặng thịt chua. Những ống nứa thịt chua thơm mùi thính, ăn kèm với tương ớt, lá sung, rau mơ hay lá ổi thì không gì tuyệt vời bằng. Thịt chua Phú Thọ có rất nhiều nhà sản xuất như : Điệp Đào, Nghị Thịnh,…Bạn có thể tham khảo để mua quà cho bạn bè và người thân khi dến đây.

Trám om kho cá – đặc sản Phú Thọ đậm đà hương vị thôn quê

Củ trám là loại củ thường được trồng nhiều tại Phú Thọ. Củ thu hoạch vào khoảng tháng 5, tháng 6 âm lịch hàng năm. Củ trám có hình bầu dục được chia làm hai loại là trám đen và trám chua. Trám om kho cá từ lâu đã là một món ăn đặc sản. Món ăn này được nhiều khách du lịch ưa thích khi đến với Phú Thọ.

Vị chua vị đậm của tương, của cá khi kho sẽ ngấm hết vào củ trám làm cho trám giảm độ chua thay vào đó là vị ngọt vị béo. Món cá ăn không thường sẽ bị ngấy, nhưng khi có cá ăn cùng sẽ được cân bằng lại. Tạo nên một món ăn độc đáo khó quên. Vào những ngày mùa đông lành lạnh, được ăn một bát cơm trắng nóng hổi bên nồi trám om kho cá thì đúng là không còn gì bằng.

Cơm nắm lá cọ – đặc sản bình dị bầu trời tuổi thơ

Mảnh đất Phù Điêu, Phú Thọ là mảnh đất chuyên làm ra những sản vật làm từ cọ như nón lá cọ, mành cọ, và trong đó có cả món cơm nắm lá cọ. Cơm nắm lá cọ được chế biến từ gạo nấu chín, sau đó sẽ được xới ra, nắm tròn, lăn kĩ. Sau đó cơm sẽ được lăn qua tàu lá cọ, nhưng đặc biệt phải là lá cọ ở những mọc thấp, ngang thắt lưng, còn non. Cơm nắm lá cọ thường được ăn cùng muối vừng, muối xả, sườn lợn rang muối.

Bánh tai – món ăn dân dã đậm chất quê hương đất Tổ

Đúng như cái tên người ta vẫn gọi, loại bánh này có hình dáng rất giống với chiếc tai người. Đây chính là một nét độc đáo trong nền ẩm thực Phú Thọ. Bánh tai được làm từ gạo tẻ, nhân thịt lợn băm, mộc nhĩ. Bánh tai được hấp chín khi ăn có vị ngầy ngậy của thịt lợn, vị thơm và độ dẻo của gạo làm vỏ bánh. Để thưởng thức trọn vẹn hương vị bánh tai, phải chấm nước mắm tỏi ớt, thê, chút ớt bột và hạt tiêu vào nước chấm cho tròn vị. Bánh tai được người Phú Thọ yêu thích, sử dụng trong nhưng dịp quan trọng như cỗ cưới hỏi, giỗ tết.

Phú Thọ – cội nguồn dân tộc, nơi ông cha ta đã dựng và giữ nước trong buổi đầu sơ khai. Sẽ thật là đáng tiếc nếu như bạn chưa đến để nhớ về nguồn cội cũng như thưởng thức những vẻ đẹp về văn hóa, con người và ẩm thực Phú Thọ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *