Hội Lim – nét đẹp văn hóa xứ Kinh Bắc, Bắc Ninh

Hội Lim - nét đẹp văn hóa xứ Kinh Bắc, Bắc Ninh

Hội Lim đã trở thành một ngày hội quan trọng đối với những người dân xứ Kinh Bắc, Bắc Ninh. Đây là lễ hội được tổ chức hàng năm khá công phu và được chuẩn bị kỹ lưỡng trong nhiều tháng. Trong lễ hội các đàn anh đàn chị sẽ ngân nga những câu quan họ quen thuộc, những câu hát ngân nga du dương trên dòng sông Tiêu Tương bao quynh núi Lim. Đây là một lễ hội quan trọng nhằm gìn giữ nét đẹp quan họ xứ Kinh Bắc, Bắc Ninh – đã được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể

Hội Lim – Vẻ đẹp xứ Kinh Bắc

Hội Lim trở thành hội hàng tổng (hội vùng) vào thế kỷ 18. Khi quan trấn thủ xứ Thanh Hóa Nguyễn Đình Diễn là người thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc, có nhiều công lao với triều đình, được phong thưởng nhiều bổng lộc, đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục. Ông còn cho xây dựng trước phần lăng mộ của mình đặt tên là lăng Hồng Vân trên núi Lim. Do có nhiều công lao với hàng tổng và việc ông đặt hậu ở chùa Hồng ân. Nên khi ông mất nhân dân tổng Nội Duệ đã tôn thờ làm hậu thần, hậu Phật hàng tổng.

Văn bia lăng Hồng Vân có tên Hồng Vân từ bi ký niên đại Cảnh Hưng 30 (1769). Hiện giữ ở đình thôn Đình Cả đã cho biết khá rõ lai lịch, công trạng. Và việc thờ phụng hậu hàng tổng Nguyễn Đình Diễn mỗi năm hai dịp vào “ngày sinh” và “ngày hóa” của ông. Tại lăng Hồng Vân và chùa Hồng ân trên núi Lim. Song trải tháng năm lịch sử, hội Lim đã có nhiều lớp văn hóa, trong đó người ta chỉ tổ chức tế lễ hậu thần. Vào một dịp là ngày 13 tháng giêng trùng với hội chùa Lim. Chính vì vậy mà có hội Lim và đây là hội hàng tổng

Hội Lim - Vẻ đẹp xứ Kinh Bắc
Hội Lim là một lễ hội lớn đầu xuân vùng Kinh Bắc

Phần lễ Hội Lim – Lễ Rước

Hội Lim là một lễ hội lớn đầu xuân vùng Kinh Bắc được tổ chức. Từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Có giả thuyết cho rằng hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát. Liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi trong truyền thuyết Trương Chi. Mỵ Nương mà dấu xưa để lại là hình vết dòng sông Tiêu Tương khá rõ ở các làng quê vùng Lim. Hội Lim là hội của những làng xã cổ nằm quanh núi Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương .

Ngày 13/1 Âm lịch, ngày hội chính,. Vào 8h sáng, Hội Lim được mở đầu bằng lễ rước. Đoàn rước với đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa. Sặc sỡ sắc màu và cũng vô cùng cầu kì, đẹp mắt kéo dài tới cả gần km.

Nghi lễ và tục trò dân gian

Trong ngày lễ, có nhiều nghi lễ và tục trò dân gian nổi tiếng, trong đó có tục hát thờ hậu. Buổi sáng ngày 13 tháng giêng toàn thể quan viên, hương lão. Nam đinh của các làng xã thuộc tổng Nội Duệ phải tề tựu đầy đủ tại lăng Hồng Vân để tế lễ hậu thần. Trong khi tế có nghi thức hát quan họ thờ thần. Để hát thờ, các bọn quan họ nam và nữ của tổng Nội Duệ. Đứng thành hàng trước cửa lăng hát vọng vào. Trong khi hát, họ chỉ được hát những giọng lề lối để ca ngợi công lao của thần. Có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm. Đặc sắc hơn cả là phần hát hội

Nghi lễ và tục trò dân gian
Trong ngày lễ, có nhiều nghi lễ và tục trò dân gian nổi tiếng

Hội thi hát

Hội Lim lễ hội lớn của vùng Kinh Bắc ,với những hoạt động phong phú của lễ và hội. Đã có nội dung và tầm cỡ lễ hội văn hóa dân gian Kinh Bắc. Gần như hội đủ những hoạt động văn hóa nghệ thuật. Và tín ngưỡng tâm linh của các lễ hội trên vùng quê Bắc Ninh. Mảnh đất được coi là vương quốc của lễ hội dân gian Việt Nam. Là phần căn bản và đặc trưng nhất của hội Lim. Từ hát mời trầu, hát gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng.

Hội thi hát diễn ra khoảng gần trưa, được tổ chức theo hình thức du thuyền hát quan họ. Tại một hồ nước nhỏ sát bên cánh đồng làng Lim, chiếc thuyền hình rồng. Được sơn son thiếp vàng rời bến trong những câu hát đậm đà nghĩa tình. Một bên thuyền là các liền chị. Đối diện là những em nhỏ súng sính trong những tà áo tứ thân. Các liền anh thì đứng hoặc ngồi sát hai phía đầu và cuối thuyền. Tối ngày 12 sẽ là đêm hội hát thi quan họ giữa các làng quan họ. Mỗi làng quan họ có được dựng một trại tại phần sân rộng của đồi Lim. Đây là phần hội hay nhất của cả lễ hội Hội Lim.

Hội Lim Bắc Ninh thờ ai?

Hội Lim Bắc Ninh thờ ai?
Hội Lim được tổ chức tại nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu

Không gian lễ hội lấy đồi Lim làm trung tâm, có chùa Lim – nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu – người sáng lập tục hát Quan họ và diễn ra tại 3 địa phương bao quanh là: xã Nội Duệ, xã Liên Bão và thị trấn Lim. Hội Lim thường được kéo dài trong khoảng 3 ngày (từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm), trong đó ngày 13 là chính hội với nhiều hoạt động tập trung. Bởi vậy mà du khách cũng tập trung du lịch Bắc Ninh vào ngày 13 để có mặt tại hội Lim trong chính hội.

Hội Lim là một lễ hội truyền thống chắc chắn những người yêu thích du lịch hay cả những người yêu nét đẹp văn hóa dân tộc cũng nên trải nghiệm. Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, quai thao, dải yếm lụa sồi, những ô lục soạn, khăn đóng, áo cặp the hoa gấm… như ẩn chứa cả sức sống mùa xuân của con người và tạo vật. Cách các ông, các bà tổ chức hội Lim cũng thật đặc biêt, mỗi biểu tượng, cử chỉ như mang trong mình thứ gì đó tinh tế lạ thường của ngừoi kinh Bắc. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà Quan họ trở thành văn hóa phi vật thể, nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *