Hương vị núi rừng Tây Bắc qua những món ăn đặc sản ở Sơn La

Thịt muối chua là món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người Sơn La

Những ngọn đồi nhấp nhô, những dòng suối trong xanh và cả những nét văn hóa của 12 dân tộc anh em, Sơn La là vùng đất rất hấp dẫn và hiện nay thu hút nhiều khách du lịch nhất. Không chỉ vậy, Sơn La còn có điểm nhấn là cao nguyên Mộc Châu với 1.600 ha đồng cỏ quanh năm ngập sắc hương từ hoa tam giác mạch, cải vàng, cải trắng đến cúc dại,… cảnh quan đặc trưng của vùng đất ôn đới mới có. Đó là niềm mơ ước của nhiều du khách yêu vẻ đẹp thuần khiết và khao khát sự yên tĩnh. Hôm nay chúng ta hãy tạm gác lại khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và hãy theo chân dorgnon.com tìm hiểu những đặc sản của Sơn La nhé!

Nộm da trâu – đặc sản của người dân tộc Thái ở Sơn La

Nộm da trâu - đặc sản của người dân tộc Thái ở Sơn La
Nộm da trâu là đặc sản của người dân tộc Thái ở Sơn La

Đây là đặc sản của người Thái ở Sơn La. Thường da trâu chỉ để làm trống bởi rất cứng và dày. Nhưng ở đây người dân lại chế biến nó thành một món ăn vô cùng hấp dẫn. Theo đó, họ phải thật cầu kì, tỉ mỉ sơ chế cho lớp da trâu mềm, dai và giòn sần sật. Đó là bằng cách dùng nước măng chua. Sau đó họ thái nhỏ da trâu thành sợi rồi trộn với rau chuối, rau thơm, đu đủ bào. Rồi nêm nếm gia vị, rắc lạc rang… Tất cả tạo nên một món nộm lạ miệng và vô cùng thơm ngon.

Nộm pịa – món ngon của vùng đất Sơn La

Đây là món ăn khó ăn nhưng độc đáo vô cùng. Nó được chế biến từ lục phủ ngũ tạng của động vật như lòng, ruột, dạ dày…Rồi đun nhừ với xương đến khi nào đủ độ ngọt. Nậm pịa được đun đến khi nào nước dùng màu nâu sền sệt lại với nhau. Món ăn này đem lại cảm giác khó chịu cho một số du khách. Nhưng ai ăn quen sẽ cảm thấy mê mệt và muốn thử thêm lần nữa.

Thịt muối chua – món ăn không thể thiếu trong ngày tết

Đây là món ăn đặc sản truyền thống của người Dao ở Sơn La. Nó thường được thưởng thức vào các dịp lế tết, cưới xin hoặc có khách quý đến nhà. Nguyên liệu làm thịt muối chua không khó nhưng tốn rất nhiều thời gian. Sau khi mổ lợn chọ một miếng thịt có cả lạc và mỡ. Sau đó chà thật mạnh cho muối ngấm thật sâu và thớ thịt rồi bóp cơm nguội vào miếng thịt có hiện tượng sủi bọt thì xếp vào chum. Chum được đặt trên một chậu tro bếp và phải mất từ 6 tháng – 1 năm mới được thưởng thức.

Bê chao – đặc sản vạn người mê

Bê chao là đặc sản vạn người mê
Bê chao là đặc sản vạn người mê

Nguyên liệu chính để làm được món bê chao là đực được khoảng 2 tuần tuổi chưa từng ăn cỏ sẽ tạo ra hương vị thơm. Thịt bê được trần qua nước nóng cho bớt mùi hôi sau đó ướp gia vị cho đều thì đem chao vào trong chảo dầu đang sôi là có thể thưởng thức được. Bê chao phải ăn khi còn nóng, lúc trút ra đĩa, mỡ vẫn còn riu riu sôi trên miếng thịt. Chấm miếng thịt vào bát tương sánh vàng, điểm thêm chút gừng băm nhỏ thì thật không gì sánh bằng.

Phần bì phồng lên của thịt sẽ lấm tấm trắng, cắn vào thì thấy giòn nhưng nhai kỹ vẫn có chút dai vương vấn. Đằng sau lớp bì là những sợi thịt mềm, ngọt, vàng ươm. Tỏi tía Tỏi cô đơn là loại tỏi quý được trồng trên đất Phù Yên của Sơn La. Chúng có rất nhiều công dụng, ngoài để ăn ra còn dùng để ngâm rượu và làm thuốc gia truyền chữa và phòng được rất nhiều bệnh.

Thịt trâu gác bếp Sơn La – thơm lừng đặc sản núi rừng Tây Bắc

Không phải lúc nào đồng bào dân tộc Thái cũng chế biến món thịt này mà phải trong những dịp lễ tết, hay có đợt mổ trâu người ta mới làm món ăn này. Để tạo ra một miếng thịt trâu khô, người dân phải chọn miếng thịt bắp, lọc hết gân rồi tẩm ướp gia vị, dùng que xiên thịt để phơi nắng hoặc gác bếp cho thịt săn lại. Khi muốn ăn, họ sẽ nướng qua cho thịt chín đều.

Cháo mắc nhung

Sau mùa gặt, quả mắc nhung gieo vãi trên nương bắt đầu chín mọng, bà con hái đem về rửa sạch, thêm gừng xả, trộn với gạo tấm, tưới ít nước đủ chín, túm vào lá chuối buộc chặt vùi trong tro bếp nóng, hoặc đồ xôi, chỉ 30 phút sau sẽ có ngay một món ăn sền sệt, ngăm ngăm đắng, thơm cay là lạ đầy hấp dẫn và chấm với xôi rất hợp khẩu vị.

Ngày nay, cháo mắc nhung đã trở thành món ăn đặc sản được mọi người ưa chuộng. Để có món cháo mắc nhung (tiếng Mường gọi là plải ngố), người chế biến phải biết chọn loại tẻ thơm, nếu được tấm đầu vụ gặt non (như cốm) thì càng tốt. Dùng thịt sương sườn lợn nướng khô hay hun khói, băm nhỏ nấu nhuyễn với cháo tấm. Khi cháo chín tới cho quả mắc nhung vào, đập dập củ gừng, ớt nướng và xả cả củ bỏ vào đáy nồi cháo, khuấy đều. Vài phút sau, đã có ngay món cháo mắc nhung đặc sản thơm nồng, đặc sánh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *