Khám phá vẻ đẹp trong văn hóa ẩm thực Ấn Độ

Nền ẩm thực phong phú

Khi nhắc đến Ấn Độ, bạn sẽ nghĩ ngay đây là một quốc gia có nền văn hóa truyền thống đặc sắc. Xứ sở tôn giáo này có tất cả 212 dân tộc cùng sinh sống trên 29 bang và bao gồm 7 vùng lãnh thổ khác nhau. Mỗi bang sẽ có ngôn ngữ và văn hóa khác biệt. Chính vì vậy mà nền ẩm thực nơi đây vô cùng đa dạng và phong phú. Hãy cùng dorgnon.com khám phá những điểm đặc trưng riêng biệt từ các món ăn đến phong cách ăn uống của người dân đất nước này nhé!

Văn hóa ẩm thực Ấn Độ

Ẩm thực của Ấn Độ cũng đa dạng theo từng khu vực
Nét đẹp văn hóa ẩm thực Ấn Độ

Là một quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo, chính vì vậy văn hóa ẩm thực Ấn Độ cũng phần nào ảnh hưởng nhiều hương vị của cuộc sống muôn màu, muôn vẻ. Một món ăn không chỉ là món ăn, mà còn chứa đựng nhiều giá trị, đa dạng và phong phú về cách trình bày với các tông màu chủ đạo sặc sỡ của tôn giáo sẽ khiến nhiều thực khách phải ngỡ ngàng và bản thân những món ăn cũng có sức hút mạnh mẽ với những tín đồ đam mê khám phá ẩm thực.

Ẩm thực của Ấn Độ cũng đa dạng theo từng khu vực. Vì nơi đây sở hữu vị trí địa lý rộng lớn với nhiều dạng địa hình đặc biệt. Chính vì vậy, ẩm thực nơi đây cũng đa dạng như chính địa hình vậy. Hơn nữa, ẩm thực cũng có sự khác nhau giữa miền Nam Ấn và Bắc Ấn. Đa phần các nguyên liệu để chế biến món ăn đều thể hiện màu sắc dân tộc, đặc biệt chú trọng những kiêng kị nhất trong tôn giáo.

Trong văn hóa ẩm thực Ấn Độ, nguyên liệu thực phẩm chính trong bữa ăn sẽ là gạo và bột mỳ. Đậu lăng là một loại thực phẩm độc đáo và phổ biến ở đây, có thể thấy trên bàn ăn của mỗi gia đình người Ấn đều có loại thực phẩm này. Có thể bạn chưa biết Ấn Độ là nước sản xuất đậu lăng cũng là nước tiêu thụ đậu lăng lớn nhất thế giới.

Gia vị trở thành nét đặc trưng riêng trong văn hóa ẩm thực

Đặc trưng văn hóa ẩm thực của Ấn Độ phải nói đến là gia vị. Theo thống kê hằng năm, Ấn Độ sản xuất khoảng 2,5 triệu tấn gia vị và xuất khẩu 200 ngàn tấn mỗi năm. Quốc gia này được thế giới mệnh danh là thiên đường của các loại gia vị. Nơi mà gia vị trở thành nét đặc trưng riêng.

Gia vị chính là thành phần quan trọng làm nên nét khác biệt ở món ăn Ấn Độ. Một số loại gia vị có thể đọc tên ngay khi nhìn vào món ăn. Ví dụ như: ớt, mù tạc, lá thì là, garam masala, bột bạch đậu khấu, lá quế, đinh hương, lá nguyệt quế, lá bạc hà. Ngoài ra còn có hạt nhục đậu khấu, nghệ, lá cà ri, gừng, rau mùi, cây a ngùy, nghệ tây.

Văn hóa ẩm thực Ấn Độ,
Hương vị mỗi món ăn đều có nét đặc trưng riêng

Nhắc đến văn hóa ẩm thực Ấn Độ mà thiếu cà ri thì quả là một điều thiếu sót. Cà ri Ấn Độ có thể chế biến thành nhiều món. Có thể ăn tươi, sấy hoặc xay nhuyễn thành bột để trộn vào món ăn. Cách sử dụng gia vị trong mỗi món ăn ở Ấn Độ cũng mang nét riêng. Chính là không sử dụng những gia vị độc lập mà kết hợp chúng với nhau thành một dạng hỗn hợp đặc biệt. Khó nhất là món cà ri với sự kết hợp của 5 loại chính: hạt thì là, bột nghệ, hạt mù tạt, không thể thiếu bột ớt. Sự kết hợp này tạo ra mùi và màu sắc đặc trưng cho cà ri. Không chỉ là món ăn, còn có tác dụng để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe cho người dân Ấn.

Điều đặc biệt trong các món ăn Ấn Độ

Cách chế biến món ăn làm nên nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Ấn Độ. Cách chế biến các món ăn này chịu sự tác động của tôn giáo. Thịt gà, dê, cừu và các loại hải sản chính là thực phẩm phổ biến ở Ấn Độ. Giống các quốc gia phương Đông thì người Ấn cũng ăn cơm. Nhưng cách nấu cơm của họ có nhiều khác biệt. Gạo được xào với bơ hoặc dầu rồi sau đó mới đem nấu với nước. Khi gần chín thì được cho thêm những gia vị như: tiêu, quế và ăn kèm với cá, thịt, rau củ …

Cấm kỵ ăn thịt bò, thịt lợn

Tôn giáo là một điều cực thiêng liêng của quốc gia này. Từ quan đến dân cực kỳ sùng đạo. Những tư tưởng tôn giáo ảnh hưởng có ảnh hưởng rất lớn đến thói quen ăn uống của người dân. Ở Ấn Độ có 3 đạo lớn đó là đạo Hindu, đạo Phật và đạo Hồi. Là nơi khai sinh ra đạo Phật nên những tư tưởng Phật giáo. Như không sát sinh, ăn chay đã là một phần không thể thiếu của ẩm thực nơi đây. Người Ấn thường chỉ ăn ngũ cốc, gạo, bột mì và không ăn các loại thịt cá. Thậm chí họ không ăn các loại củ vì họ cho rằng khi các loại rau củ nhổ lên các sinh vật sống nhờ vào nó sẽ chết. Vì nó không còn môi trường để sống.

Ở đạo Hindu thì bò được coi là linh vật. Họ rất coi trọng và tôn sùng bò. Thế nên, khi đến Ấn Độ, bạn sẽ không bao giờ có món thịt bò và người Ấn cho rằng ăn thịt bò là có tội với thánh, với linh vật và kẻ đó sẽ bị trừng phạt. Đạo Hồi không ăn thịt lợn. Cũng giống như đạo Hindu lợn được coi là linh vật của đạo. Họ sẽ không làm hại, hay có hành động sát sinh tới loài động vật được nhiều người tôn sùng này.

Nét văn hóa trong cách ăn uống của người Ấn

Văn hóa ăn bằng tay

Lần đầu vượt hàng ngàn kilomet đến nước Ấn xa xôi, hẳn bạn sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ. Nhưng bất ngờ nhất có lẽ là việc người Ấn dùng tay để ăn thay vì sử dụng các loại dụng cụ như: thìa, đũa, dao, dĩa…để ăn như các quốc gia khác. Đây chính là một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của Ấn Độ

Văn hóa ăn bằng tay
Người Ấn độ ăn bằng tay

Người Ấn luôn tâm niệm rằng gạo là hạt ngọc trời ban. Vì thế phải dùng tay, trực tiếp bốc, cầm vào đồ ăn để thể hiện sự trân trọng, biết ơn chúa trời. Và theo người Ấn, 5 ngón tay tượng trưng cho đất, lửa, nước, không khí, trời. Cho nên, khi dùng tay ăn sẽ cảm nhận hương vị của đồ ăn chuẩn, ngon nhất.

Văn hóa ăn chay

Một điều đặc biệt trong văn hóa ẩm thực Ấn Độ là sự xuất hiện của bơ sữa ở các món ăn. Người Ấn rất tích cực ăn chay với mục đích để thanh lọc tinh thần theo quan điểm của Phật giáo. Ngày nay, xu hướng ăn chay ở Ấn Độ theo mục đích tôn giáo và để bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra người Ấn Độ còn rất chuộng ăn ngọt. Vì chịu sự ảnh hưởng của tôn giáo cho nên Ấn Độ có truyền thống ăn ngọt. Thậm chí ở đây có viện nghiên cứu về mía đường. Chứng tỏ đường có giá trị rất quan trọng trong nền văn hóa ẩm thực Ấn Độ.

Trên đây là những nét đặc trưng về văn hóa của ẩm thực ở Ấn Độ. Bạn sẽ được khám phá nếu có dịp ghé thăm quốc gia này. Với những tín đồ ẩm thực, văn hóa ăn uống cùng những món ngon Ấn Độ quả thực là lời mời hấp dẫn những ai có niềm đam mê.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *