Mẹo nhận biết bún không an toàn, không đảm bảo chất lượng

Mẹo nhận biết bún không an toàn, chất lượng

Bún là nguyên liệu được dùng để làm nhiều món ăn mang đậm chất Việt Nam. Tính quen thuộc và dễ chế biến của bún biến nó trở thành món ăn hàng đầu cho những người không có nhiều thời gian. Cũng vì vậy mà nhu cầu sử dụng bún cũng tăng lên rất nhiều. Để đáp ứng được nhu cầu người dùng các nhà sản xuất bún phải sản xuất nhiều hơn nữa. Và đó cũng là lý do nhiều nhà sản xuất sử dụng những biện pháp độc hại để tăng lợi nhuận. Các hóa chất độc hại sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe. Đặc biệt nguy hiểm đối với những người thích ăn bún không an toàn.

Chất độc hại có trong bún

Chất độc hại có trong bún
Chất độc hại có trong bún

Chất Tinopal được thêm vào bún để cải thiện độ bóng bề mặt của sợi bún. Giúp bún mang tính thẩm mỹ hơn, nhìn sáng hơn màu hơi đục của bún không sử dụng chất Tinopal. Hóa chất này cũng giúp bún để lâu không bị thiu. Việc đem chất Tinopal vào bún ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Điển hình như làm hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Nghiêm trọng hơn, làm tổn thương những mao mạch khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ, tiêu hóa thức ăn và các chất dinh dưỡng khác. Ăn bún chứa chất Tinopal lâu dài sẽ gây suy thận, gan, làm cơ thể mệt mỏi và có thể dẫn đến ung thư.

Hiện nay khó tránh khỏi việc sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, không phải loại hóa chất nào cũng đủ an toàn để có thể sử dụng lâu dài. Đặc biệt là Tinopal. Các bạn không nên nghĩ rằng lâu lâu mới ăn một lần thì không cần thận trọng. Hãy trở thành một người nội trợ thông minh bằng cách chăm sóc dinh dưỡng cho gia đình một cách an toàn nhé.

Cách nhận biết bún không an toàn

Cách nhận biết bún không an toàn
Sử dụng bún an toàn bảo vệ sức khỏe

Quan sát vẻ ngoài sợi bún không an toàn

Về màu sắc: bún chứa huỳnh quang có màu trắng, bóng, sáng óng ánh. Mang lại cảm giác đẹp mắt khi đưa ra ngoài ánh sáng mặt trời. Trong khi đó, bún được làm theo phương pháp truyền thống, không chứa hóa chất thì khác. Nó có màu trắng ngà hoặc màu trắng đục, màu đặc trưng của bột gạo.

Về độ dai, kết dính của sợi bún: bún chứa huỳnh quanh có độ dai, giòn, ít kết dính. Đặc biệt nó không nhanh bị thiu như bún bình thường. Bún không chứa hóa chất thường có độ kết dính nhiều hơn, không dai như sản phẩm có chứa huỳnh quang.

Ngoài ra, cũng có thể kiểm tra độ kết dính của bún. Thực hiện bằng cách sờ vào các sợi bún và miết 2 đầu ngón tay. Nếu thấy sợi mềm, dính nhiều là bún thường, còn ngược lại là bún chứa hóa chất độc hại. Các loại bún chứa hóa chất rấ dễ đứt, gãy, và mùi hăng. Các loại bún thường khi bạn miết ra nó không đứt hẳn mà vẫn còn dính dính. Bên cạnh đó, nếu ăn những món có nước dùng thì bạn nên trụng bún qua nước sôi một lần rồi hẵn để nước dùng nhé. Đây là một mẹo hay nhà bếp cần biết trong các món bún có nước dùng.

Kiểm tra hương vị

Về hương vị: bún thường làm từ bột gạo nguyên chất thường bị chua và khi ăn có cảm giác của tinh bột. Đối với bún, chứa huỳnh quang thì không ngửi thấy mùi chua hỏng trong thời gian dài, khi ăn không thấy mùi vị đặc trưng.

Ngoài ra, bạn cũng cần bảo quản bún đúng cách nếu muốn dùng cho lần tiếp theo. Nếu mua bún tươi thì cần lựa chọn địa chỉ mua hàng uy tín, đáng tin cậy. Nếu không dùng ngay, bạn có thể bảo quản nơi thoáng mát, tránh những nơi có nhiệt độ cao, ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Khi sử dụng bún tươi bạn cần chần qua nước sôi để các sợi bún trở nên ngon miệng và đảm bảo an toàn khi sử dụng. Nếu bạn sử dụng bún khô cần kiểm tra kĩ nguồn gốc, nhãn hiệu, trên bao bì cần ghi rõ hạn sử dụng, nhà sản xuất, địa chỉ cụ thể…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *