Nét đẹp trong mâm cỗ cúng Rằm ở 3 Miền

Nét đẹp trong mâm cỗ cúng Rằm ở 3 Miền

Cúng Rằm đã trở thành tập tục lâu đời của cha ông ta và trở thành một nét đẹp đặc trưng trong văn hóa của người dân Việt Nam. Thông thường người ta sẽ cúng vào ngày 14 hoặc 15 âm lịch để bày tỏ lòng thành cầu mong ơn trên gia hộ cho gia đình sức khỏe, tài lộc,… Cùng với sự đa dạng trong văn hóa mỗi vùng miền thì mâm cỗ cúng rằm cũng có sự khác nhau và mang những vẻ đẹp riêng. Hôm nay hãy cùng tìm hiểu về phong tục cúng Rằm tại Miền Bắc nhé.

Phong tục cúng Rằm

Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu, Nguyên Tịch, Thượng nguyên) là một ngày lễ quan trọng của người Việt. Trong ngày này, nhà nhà thường chuẩn bị mâm cơm cúng. Để tỏ lòng biết ơn tổ tiên, cầu mong một năm mới bình an. Gia trạch khỏe mạnh và rước tài lộc vào nhà.

Phong tục cúng Rằm
Cúng Rằm cầu cho gia trạch bình an khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn, tài lộc

Hằng năm, các gia đình cả ba miền Bắc – Trung – Nam đều chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng thật chu đáo. Để tỏ lòng biết ơn với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm mới an lành, may mắn, phát tài, phát lộc. Vì vậy, vào ngày này các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng đầy đủ, ý nghĩa. Dâng lên ông bà tổ tiên để thể hiện lòng thành kính. Và cầu cho gia trạch bình an khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn, tài lộc.

Mâm cúng ngày rằm tháng Giêng

Nghệ nhân văn hóa tâm linh Nguyễn Đức Hiển, Viện Nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng Việt Nam cho biết.  “Tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng của mỗi gia đình. Vùng miền có thể khác nhau nhưng đều để thể hiện tấm lòng thành kính. Và biết ơn của con cháu đối với Phật, thánh, ông bà, tổ tiên. Cầu mong một năm an lành, may mắn và nhiều tài lộc”.

Mâm cúng ngày rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các vị trong ẩm thực. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của dưa hành, vị ngọt của bánh. Khi cúng, mâm cỗ phải đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành. Nhiều tài lộc để xua đi những đen đủi có thể đến trong năm mới. Dù là miền Bắc, miền Trung hay miền Nam thì mâm cúng rằm tháng Giêng vẫn cần chuẩn bị những vật phẩm sau

Mâm cỗ chay cúng Phật

Với những gia đình theo đạo Phật hay những người quan niệm tránh sát sinh trong ngày Rằm tháng Giêng. Thì có thể chuẩn bị mâm cúng chay từ 7 đến 25 món khác nhau. Tuy nhiên, lưu ý các món ăn phải có màu sắc phong phú, tượng trưng cho ngũ hành. Hành hỏa là màu đỏ, hành mộc màu xanh,  hành thổ màu đen, hành thủy màu trắng và hành kim là màu vàng. Gợi ý mâm cỗ cúng Phật bao gồm:

Mâm cỗ chay cúng Phật
Mâm cúng chay từ 7 đến 25 món khác nhau

+ Hoa quả tươi được bày vào đĩa

+ Chè xôi

+ Các món đậu

+ Canh xào chay

+ Bánh trôi nước

Cỗ chay tùy loại sẽ có 10 đến 25 món khác nhau. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Mâm cơm cúng gia tiên

+ 4 bát ninh măng, bát miến, bát mọc.

+ Đĩa thịt lợn hoặc thịt gà, đĩa giò hoặc chả, đĩa nem thính hoặc đĩa xào, đĩa dưa muối, đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng và bát nước chấm.

+ Hương, hoa tươi, quả tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu trắng, thuốc lá…

Bánh chưng thể hiện tấm lòng hiếu thảo, quý trọng lao động và cầu mong cho năm mới vuông vắn, đủ đầy. Xôi gấc cúng tổ tiên đầu năm, cả năm may mắn tốt đẹp. Vì màu đỏ tượng trưng cho hỉ khí. Gà luộc trong mâm cỗ phải là con gà trống có mào đẹp, thể hiện sự trưởng thành và đại diện cho khởi đầu đầy khí thế.

Theo phong tục ba miền, cúng Rằm đầu năm phải có đôi chân giò. Để gia đình sung túc ấm no, có đôi có cặp. Người miền Bắc thường dùng chân giò, tuy nhiên một số nơi ở miền Nam, món chân giò được thay thế bằng giò chả. Ngoài các món mặn, mâm cơm cúng còn có món xào và món canh. Thường là canh ngũ sắc hoặc canh măng miến tùy theo sở thích của từng người.

Mâm cơm cúng gia tiên
Mâm cúng gia Tiên thường được chuẩn bị kỹ lưỡng với những món ăn bắt mắt

Với mâm cúng gia tiên, người miền Nam còn bổ sung thêm món thịt kho tàu và canh khổ qua với hy vọng năm mới nhiều niềm vui, hạn phúc, may mắn.

Một số vật phẩm luôn có trong mâm cỗ

Các vật phẩm khác như:

– Hương hoa vàng mã

– Đèn nến

– Trầu cau

– Rượu.

Nếu điều kiện kinh tế hạn hẹp, chúng ta chỉ cần pha một ấm trà, vài chén rượu, hoa quả, mấy nén nhang với lòng thành kính.

Nên cúng Rằm tháng Giêng vào ngày nào, giờ nào?

Rằm tháng Giêng nên cúng vào ngày nào, giờ nào luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo tín ngưỡng dân gian, thời gian cúng Rằm tháng Giêng tốt nhất nên vào giờ Ngọ, từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều. Đây là khung giờ thần Phật giáng thế. Sẽ chứng nghiệm cho sự thành kính của gia chủ. Trường hợp gia chủ không cúng được vào thời gian trên. Thì có thể cúng trước, từ sáng 14/1 Âm lịch đến trước 7 giờ tối 15/1 Âm lịch.

Lưu ý cần biết khi cúng Rằm tháng Giêng

Những kiêng kỵ tránh gặp phải trong ngày rằm tháng Giêng theo quan niệm dân gian:

– Tránh đánh vỡ, làm hỏng đồ đạc trong nhà.

– Không để thùng gạo trong nhà lộ đáy.

– Kiêng câu cá vào ngày này…

Trên đây là những nội dung chỉ mang tính tham khảo để bạn đọc cùng thảo luận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *