Những lỗi dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi mẹ thường mắc phải

Nếu lần đầu làm mẹ, chắc chắn việc ăn uống của trẻ luôn là điều mà bố mẹ luôn đau đầu, nhất là đối với trẻ dưới 1 tuổi. Bởi vì ở độ tuổi này các chức năng trong hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, nên việc chọn những thực phẩm như thế nào, cách chế biến ra làm sao đều rất quan trọng. Việc cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ cho trẻ phát triển toàn diện. Nhưng không phải bố mẹ nào cũng hiểu rõ điều này. Dưới đây là 9 lỗi dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi mà các bố mẹ hay mắc phải.

Cho bé uống sữa bò tươi quá sớm

Cho bé uống sữa bò tươi quá sớm
Cho bé uống sữa bò tươi quá sớm sẽ gây nguy hiểm cho trẻ

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chỉ nên cho trẻ dùng sữa tươi khi trẻ đã hơn 1 tuổi. Trẻ dưới 1 tuổi nên cho bú mẹ thay vì cho uống sữa tươi. Sữa bò tươi có chứa một lượng lớn protein, nguyên nhân gây cảm giác đầy bụng ở trẻ. Hơn nữa, dạ dày của trẻ cũng không thể tiêu hoá do thiếu enzim thẩm thấu.

Ngoài ra, hàm lượng protein quá cao có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường nếu trong gia đình có “tiền sử” mắc bệnh tiểu đường. Sữa tươi có ít sắt, nghèo vi lượng nên trẻ dưới 1 tuổi sử dụng sữa tươi như thực phẩm chính sẽ có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt, thiếu vi lượng. Vậy nên tốt nhất là cho trẻ uống sữa bò khi bé được 1 tuổi trở lên.

Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn

Thật sai lầm khi cho bé ăn bổ sung quá sớm. Có bé mới 3-4 tháng tuổi đã tập ăn bột, ăn nước cháo dẫn đến rối loạn tiêu hóa và hậu quả là suy dinh dưỡng. Nhưng thực tế các chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ ăn dặm sớm sẽ dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực cho phát triển của trẻ nhỏ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ ăn bổ sung quá sớm có thể ít bú sữa mẹ, không được cung cấp đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển.

Ngược lại, Cho trẻ ăn dặm quá muộn (sau 6 tháng tuổi) có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của bé vì sữa mẹ và sữa công thức không còn đủ khả năng bù đắp nhu cầu năng lượng rất lớn lúc này. Trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể bị thiếu sắt. Hơn nữa việc trì hoãn ăn dặm tới sau 6 tháng có thể khiến trẻ phản kháng, không chịu ăn thức ăn đặc.

Thói quen trộn bột với sữa cho trẻ ăn

Nhiều bà mẹ có thói quen trộn bột với sữa cho trẻ ăn, việc này là không nên. Nếu trộn thêm bột hay bất kỳ thực phẩm nào khác vào sẽ làm thay đổi công thức tối ưu của sữa. Sữa đặc hơn sẽ làm trẻ dễ sình bụng, khó tiêu, tăng ‘gánh nặng’ cho thận, vì hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu.

Tốt nhất, mẹ chỉ nên pha sữa bột với nước sôi khoảng 60 độ C, theo đúng tỉ lệ ghi trong hướng dẫn sử dụng, pha đặc hơn sẽ gây khó tiêu, pha loãng lại không đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

Cho trẻ ăn dặm không đúng liều lượng

Cho trẻ ăn dặm không đúng liều lượng
Cho trẻ ăn dặm không đúng liều lượng là không tốt

Ăn quá ít hay quá nhiều đều không tốt như nhau. Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, các bà mẹ cần chú ý:

  • Cho bé ăn từ ít đến nhiều: Từ vài muỗng bột/ngày tăng dần đến 1/2 chén rồi đến 1 chén/ngày. Từ một lần bột/ngày lúc bé 4-5 tháng tuổi đến 2 lần bột/ ngày lúc bé 6 – 7 tháng tuổi.
  • Cho bé ăn từ loãng đến đặc: Từ loãng như nước cơm rồi đặc dần, sau đó sẽ là bột đặc.
  • Cho bé ăn từ đơn giản đến phức tạp: Đầu tiên pha bột gạo với nước rau; sau đó thêm nước thịt, rồi thêm dầu ăn và sau đó ăn luôn cả xác rau, thịt.

Cho trẻ uống quá nhiều nước ép hoa quả

Bé dưới 1 tuổi nếu uống quá nhiều nước ép hoa quả sẽ không hấp thu được đủ sữa mẹ, sữa bột, thức ăn dặm giàu dinh dưỡng có thể dẫn tới suy dinh dưỡng. Thêm vào đó, một vài trẻ hấp thu quá nhiều khối lượng nước ép hoa quả sẽ có thể bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy.

Nước hoa quả tham gia vào một phần sức khỏe của bé. Bé sau 6 tháng tuổi có  thể được thử dùng nước hoa quả trong bữa ăn của mình. Bắt đầu với một lượng nhỏ khoảng 1-2 ounce/ngày (1ounce = 28.35g). Khi bé lớn hơn một chút có thể cho bé uống 4 ounce/ngày. Nước hoa quả cần được ép từ thực phẩm tươi ngon, sạch. Không nên cho trẻ uống nước hoa quả công nghiệp hoặc quá ngọt như sô đa chẳng hạn.

Tập cho bé ăn cơm quá sớm

Hoàn toàn sai khi nghĩ rằng ăn cơm sớm giúp bé mau cứng cáp. Vì lứa tuổi này, bé chỉ có vài cái răng cửa (dùng để cắn chứ không phải để nhai). Do đó cho trẻ ăn cơm sớm, trẻ chỉ nuốt chửng làm cho thức ăn khó tiêu hóa và chậm hấp thu, khiến bé chậm tăng cân. Nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm như cháo, nui, bột đặc, phở, bún…

Việc cho bé ăn dầu là điều cần thiết

Việc cho bé ăn dầu là điều cần thiết
Cho trẻ ăn dầu ăn là tốt cho sức khỏe của trẻ

Trong mỗi bát cháo, hoặc bột của bé nên cho thêm 1-2 muỗng cà phê dầu ăn, dầu mè càng tốt. Tuy số lượng dầu không nhiều, nhưng nó mang đến nhiều năng lượng cho bé. Để cho bé quen dần, các bà mẹ nên cho từ ít đến nhiều, bắt đầu từ vài giọt. Sau đó tăng dần đến 2 muỗng trong mỗi bữa ăn. Khả năng tiêu hóa chất béo của bé rất cao; ngay trong sữa mẹ cũng đã có tới 50% năng lượng được cung cấp từ chất béo. Ngoài ra, dầu ăn còn là chất cần thiết để hấp thu vitamin A,D…

Cho trẻ ăn mật ong dưới 1 tuổi

Khi bé quá 12 tháng tuổi, bạn mới được cho bé ăn mật ong khi cần thiết. Mật ong có thể chứa mầm mống bệnh gây nguy hiểm cho bé. Thậm chí một lượng nhỏ mật ong có thể gây ra nhiều chuyện rồi. Vì thế, bạn nên cẩn thận khi sử dụng.

Mẹ ngậm thìa của trẻ trước khi bón cho trẻ

Nhiều bà mẹ trước khi bón bột, đồ ăn cho con thường cho thìa vào miệng mình trước; để “vun đều” hay làm sạch những thức bám xung quanh. Nhưng nếu làm thế, chính bạn sẽ là nguồn truyền bệnh sâu răng cho bé.

Trước hết, bạn cần phải giữ vệ sinh răng miệng cho chính mình, bằng cách đi khám đều đặn, đánh răng và dùng chỉ nha khoa hằng ngày, nếu dùng kẹo cao su thì nên chọn loại không có đường. Ngoài ra, khi cho con ăn, tốt nhất, bạn đừng cho thìa của bé vào miệng mình, trừ phi thức ăn ấy đòi hỏi phải được nếm trước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *