Những nét đặc trưng trong phong tục đón Tết miền Trung

Những nét đặc trưng trong phong tục đón Tết miền Trung

Đất nước Việt Nam ta giao hòa nhiều nền văn hóa và có sự khác biệt giữa ba vùng miền Bắc – Trung – Nam. Theo đó phong tục tập quán ngày Tết ở mỗi vùng miền cũng khác nhau và mang theo những nét đặc sắc riêng mỗi khi Tết đến. Hôm nay hãy cùng Dorgnon.com tìm hiểu về những nét đẹp trong phong tục tập quán ngày tết ở Miền Trung nhé. Để xem ngày Tết miền Trung có những điểm gì giống và khác so với ngày Tết ở Miền Bắc và ở Miền Nam nhé

Loại cây biểu tượng ngày Tết

Hoa mai không chỉ là loài hoa biểu tượng cho Tết miền nam; mà còn cả miền Trung nữa. Mặc dù không nhiều và rộn ràng như khu vực từ Thành phố Hồ Chí Minh trở vào. Nhưng bạn cũng không khó để bắt gặp hình ảnh những chậu hoa vàng tươi tràn ngập trên các con phố.

Loại cây biểu tượng ngày Tết
Hoa mai là loài hoa biểu tượng cho Tết miền Trung nữa

Hoa mai miền Trung thì nhỏ hơn so với miền Nam. Thay vì trưng trong các chậu cây rồi trang trí cầu kỳ. Người miền Trung lại chuộng sự đơn giản hơn. Họ thường trồng hoa ngay trước lối đi vào nhà. Hoặc là cắm thêm vài nhánh nhỏ trên bàn thờ cho không khí xuân đậm từ nhà ra cửa. Nhắc đến ý nghĩa của hoa mai thì khỏi phải bàn rồi. Ngày xuân miền Trung thiếu mai thì buồn đi nhiều lắm.

Mâm ngũ quả trong phong tục đón Tết miền Trung

Miền Trung quanh năm bão lũ, hạn hán, đất đai vốn cằn cỗi. Ít hoa trái, thêm vào đó Tết thường rơi vào mùa đông khắc nghiệt, Và cả những hậu quả mà thiên tai để lại trước đó chưa dứt thế. Nên cây trái đặc sản địa phương rất hiếm. Người dân quê vì thế mà cũng không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả. Chủ yếu là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên.

Mâm ngũ quả trong phong tục đón Tết miền Trung
Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Trung không quá cầu kỳ

Ngoài ra, vì ảnh hưởng của sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc – Nam. Nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Người Trung không hay dùng các loại chuối, trái cây có vị đắng, cay. Mà chỉ chọn loại có vị ngọt, tròn, thơm. Và lâu hư úng để chưng mâm ngũ quả cho đẹp mắt, độc đáo. Mong cầu an vui, hạnh phúc cho gia đình trong năm mới. Thường thì người Trung cũng không chưng trái cam, trái quýt. Vì theo quan niệm của người dân nơi đây rằng “cam đành quýt đoạn”.

Mâm cỗ trong phong tục đón Tết miền Trung

Mâm cúng Tết miền Trung nấu rất khéo và cầu kỳ. Người miền Trung ăn cả bánh chưng và bánh tét nhưng chỉ mâm cỗ tiến cúng ở miếu điện trong cung đình thì chỉ dâng cúng bánh chưng. Vào những dịp nhà vua tế Trời ở đàn Nam Giao hoặc tế các vị Tiên đế ở Thế miếu, vật phẩm là bộ tam sinh (trâu, heo, dê) để nguyên con chưa qua chế biến, lễ vật này còn gọi là cỗ thái lao. Ngoài dân gian, khi cúng Đất thì bộ tam sinh là miếng thịt heo, con cua, cái trứng chỉ luộc chín chứ không chế biến.

Còn mâm cơm để cúng ông bà trong 3 ngày Tết là mâm cỗ có nhiều món ăn được chế biến gồm đủ các thành phần: Thượng cầm: các loại gia cầm biết bay như chim, gà, vịt… Hạ thú: các gia súc trên mặt đất như: heo, bò, gà… Các loài thủy tộc dưới nước như: tôm, cua, cá… Trong dân gian mâm cơm như vậy được gọi là hào soạn. Những món ăn trên mâm cỗ Tết miền Trung. Thì thường có dưa món, giò lụa Huế, thịt đông, gà bóp rau răm, chả Huế. Thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, cá chiên, hay đĩa ram…

Ở nhiều nơi, người ta còn làm cả các món: cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa hay các món đặc biệt xà lách gân bò, chả tôm, nem bọ lụi… để dâng lên tổ tiên ngày Tết.

Các phong tục truyền thống vào ngày Tết ở miền Trung

Cũng như miền Bắc, sáng 30 Tết những người đàn ông trong gia đình sẽ ra mộ để dọn dẹp và thắp hương mời ông bà về ăn Tết với con cháu. Chiều 30 Tết, hầu hết các gia đình miền Trung đều sum họp quây quần bên mâm cơm tất niên. Lúc ăn thì họ ăn cả bánh chưng và bánh tét nhưng đặc biệt trên mâm cúng gia tiên thì chỉ có bánh chưng.

Các phong tục truyền thống vào ngày Tết ở miền Trung
Tục Lì xì tết ở Miền Trung

Tục lì xì ngày Tết vẫn còn lưu giữ đến ngày nay. Sáng mùng một Tết, cả nhà tụ họp đông đủ. Ba mẹ thắp nén nhang cho Ông Bà ấm lòng, rồi quây quần chúc Tết. Sau đó là đi tảo mộ đầu năm. Vì thế, vào buổi sáng mùng một Tết, nhà nhà đều khóa cửa và nghĩa trang luôn đông đảo con cháu đi thăm những người đã khuất. Sau khi đi thăm mộ là đi lễ chùa. Vào ngày Tết, tất cả các chùa đều đông đảo người hành hương, cầu khấn cho gia đình một năm nhiều sức khỏe, an khang thịnh vượng.

Ở miền Trung cũng có tục “xông đất “ như người Bắc vào sáng mồng một. Thường gia đình sẽ nhờ người lớn tuổi, còn mạnh khỏe, có vai vế và uy tín trong xã hội hoặc những đứa trẻ thông minh, hoạt bát, vui vẻ đến “xông đất” đầu năm.

Người miền Trung có khá nhiều tục kiêng trong ngày Tết

Người miền Trung có vẻ thoải mái hơn trong những ngày Tết, tuy nhiên vẫn có những kiêng kị nhất định. Ngày Tết người dân miền Trung sẽ kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt trong ngày Tết và cả tháng đầu năm. Người ta cho rằng ăn thịt vịt sẽ gặp xui xẻo. Một số vùng không ăn tôm vì sợ… đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới. Họ cũng kiêng mua quần áo màu trắng, vải trắng suốt tháng Giêng Âm lịch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *