Phong tục ngày Tết ý nghĩa tại miền Bắc

Phong tục ngày Tết ý nghĩa tại miền Bắc

Tết Nguyên Đán đã trở thành một ngày lễ quan trọng đối với những người dân Việt Nam. Đây là thời khắc để những người con xa quê có thể về đoàn tụ cùng gia đình, quay quần bên nồi bánh chưng hay mâm cơm tất niên ấm áp. Và đương nhiên, với sự đa dạng về văn hóa thì mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam ta cũng mang những màu sắc nhau trong ngày lễ đặc biệt này. Kèm theo đó là sự đa dạng trong văn hóa, phong tục ngày Tết, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phong tục ngày tết Miền Bắc trong bài viết hôm nay nhé

Loại cây kiểng chưng ngày Tết

Nếu như miền Nam nhắc đến Tết gắn với hình ảnh những cành mai vàng rực rỡ; thì Tết miền Bắc cũng có một loài đặc trưng là hoa đào. Mỗi mùa xuân về, màu hồng lại bao trùm khắp các ngọn núi Tây Bắc. Phủ khắp các phiên chợ miền xuôi. Hoa được bày bán tràn trên các con đường. Vài người tranh thủ muốn kiếm thêm dịp Tết còn dậy từ sáng sớm. Rồi lựa chọn các gốc hoa về dưới thành phố để bán.

Loại cây kiểng chưng ngày Tết
Hoa đào – biểu tượng Tết miền Bắc

Hoa đào là một đặc trung không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán của người miền Bắc. Theo quan niệm dân gian thì màu sắc của hoa đào sẽ mang đến một không khí tươi vui cho mùa xuân. Về mặt phong thủy, hoa đào còn có ý nghĩa xua đuổi tà ma. Để mang lại nhiều may mắn trong năm mới. Hoa đào chưng tết đẹp là loại đào bích với bông toa, màu đậm và có nhiều cánh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chuộng chưng đào rừng vừa thanh nhã vừa độc đáo. Hoa đào tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Màu sắc tươi sáng còn mang ý nghĩa may mắn, sung túc. Và thịnh vượng. Đúng là một loài hoa sinh ra để dành cho ngày Tết.

Phong tục ngày Tết ở miền Bắc thể hiện rõ trong mâm ngũ quả

Đối với người Bắc, mâm ngũ quả không nhất thiết phải chuẩn bị đầy đủ các loại quả. Để đọc lái thành một câu trọn vẹn ý nghĩa như trong Nam. Nhưng trước hết là phải đẹp. Thường trên mâm ngũ quả có 5 loại trái cây chính là chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Cách bài trí cũng khá đơn giản, nải chuối được đặt ở dưới cùng đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác. So với trong Nam thì mâm ngũ quả ở ngoài Bắc nhỏ hơn.

Phong tục ngày Tết ở miền Bắc thể hiện rõ trong mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả có 5 loại trái cây chính là chuối, bưởi, đào, hồng, quýt

Ngoài mâm ngũ quả, tủ thờ còn có bát đũa, những gói bánh nhiều màu, những gói kẹo lớn. Và 2 cây mía ở 2 bên để cho ông bà, ông vải chống gậy lên trời cầu bình an cho con cháu. Vì là nơi đầu tiên khách nhìn thấy khi bước chân vào nhà nên tủ thờ sẽ là nơi bày biện đẹp mắt nhất. Người Bắc khá coi trọng hình thức; vì thế họ luôn thể hiện khả năng kinh tế của mình. Thông qua các loại hàng hóa bày trên tủ thờ. Bây giờ, thói quen để rượu gạo lên tủ thờ. Đã thưa dần thay vào là rượu ngoại đắt tiền và bắt mắt.

Mâm cỗ Tết đặc biệt được coi trọng

Phong tục đón Tết ở miền Bắc thì đặc biệt không thể nào thiếu được mâm cỗ cúng gia tiên. Mâm cỗ Tết miền Bắc được chuẩn bị rất cầu kỳ từ màu sắc. Hương vị đến cả hình thức đều vô cùng đẹp mắt. Trong các gia đình truyền thống, thậm chí mâm cỗ cúng còn phải đảm bảo đầy đủ 4 bát, 4 đĩa; tượng trưng cho 4 phương 4 hướng. Cỗ bày trên mâm đồng hoặc gỗ thì mới đúng bài.

Nét đặc trưng trong phong tục ngày tết ở miền Bắc được thể hiện rõ qua mâm cổ tết. Đây là mâm cỗ rất được coi trọng từ khâu lựa chọn và chế biến. Các món ăn trong mâm cỗ là những món ăn phù hợp với tiết thời se lạnh dịp đầu năm mới. Vậy mâm cỗ tết của người miền Bắc có những món ăn gì? Đó là những món ăn rất quen thuộc: Bánh chưng, giò, nem, thịt gà, canh măng, dưa hành,… Các món ăn này được bày trên mâm cỗ một cách đẹp đẽ, tinh tươm thể hiện sự quây quần, đủ đầy với mong ước một năm mới no đủ và thịnh vượng.

Các món thường xuất hiện trên mâm cỗ ngày Tết miền Bắc bao gồm: giò lụa, thịt lợn luộc, thịt gà luộc, chả quế. Nếu thời gian dư dả, người ta còn chuẩn bị thêm cả thịt đông – món ăn đặc trưng trong những ngày Tết lạnh của khu vực này.

Phong tục truyền thống ngày Tết của người miền Bắc

Ngày Tết, người miền Bắc rất coi trọng các phong tục truyền thống đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ngoài cúng ông Công ông Táo, bày biện mâm ngũ quả, cành đào ngày Tết thì còn rất nhiều hoạt động đặc trưng khác. Ví dụ như ăn cơm tất niên. Mâm cơm tất niên là một cái gì đó tượng trưng cho sự đoàn tụ, sum vầy. Trong thời khắc chia tay năm cũ, tất cả thành viên trong nhà sẽ ngồi lại với nhau ăn uống bên mâm cơm gia đình.

Phong tục truyền thống ngày Tết của người miền Bắc
Xông đất là phong tục quan trọng trong ngày tết ở Miền Bắc

Sau khi đón giao thừa, mọi người sẽ cùng ra ngoài hái lộc cầu may và lì xì cho nhau. Thay vì đón giao thừa ngoài đường; thì người miền Bắc thích giản dị bên nhau trong thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới. Ngoài ra, xông đất chính là chọn người đầu tiên đến nhà vào ngày đầu năm mới sau giao thừa. Ở miền Bắc rất chú trọng vấn đề này, người được gia chủ mời đến xông đất phải là người hợp tuổi, khỏe mạnh và có nhiều điểm tốt. Theo quan niệm của dân gian thì người xông đất có được những điểm này sẽ mang đến cho gia chủ những điều tốt đẹp cho cả năm.

Người miền Bắc có khá nhiều tục kiêng trong ngày Tết

Người miền Bắc có khá nhiều tục kiêng trong ngày Tết; bởi họ vẫn tuân theo một luật đơn giản: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.

  • Kiêng quét nhà: trong 3 ngày Tết vì sợ quét hết vận đỏ đi.
  • Kiêng không treo những tranh xui xẻo như: đánh ghen, kiện tụng… mà phải tìm treo tranh mang ý tài lộc như lợn, gà, cậu bé…
  • Kiêng cho nước và lửa ngày Tết vì nước là nguồn tài lộc và lửa là sự may mắn. Vì thế không được cho đi những ngày tết nếu không cả năm sẽ mất lộc và không may mắn.
  • Xông nhà: những người “nặng vía”, không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.
  • Tránh nói giông: ngày đầu năm, ta phải hết sức tránh những ngôn ngữ, hành động có thể đem lại sự không may; còn gọi là nói giông hoặc nói xui như: chết rồi, tiêu rồi…
  • Kiêng làm vỡ bát, đĩa: bát, đĩa tượng trưng cho gia đình. Vì thế, trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau; kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.
  • Kỵ mai táng: ngày tết Nguyên đán là ngày vui, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm. Vì thế có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày tết. Nhà nào có đại tang kiêng đi chúc tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng; ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc tết và an ủi gia đình bất hạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *