Thói quen trong việc thưởng thức tách cà phê của người Việt Nam

Cà phê được xem là một thức uống của phái mạnh

Cà phê được xem là một thức uống của phái mạnh. Ở Việt Nam, cà phê là đồ uống hầu như quán nước hay nhà hàng nào cũng có. Việt Nam cũng là một trong số những nơi trồng được nhiều cà phê trên thế giới. Văn hoá cà phê ở mỗi quốc gia đều có những đặc trưng riêng. Ở Việt Nam, văn hóa này phát triển lâu đời và vẫn được duy trì qua rất nhiều năm. Bạn thích thưởng thức một ly cà phê nóng trong một buổi sáng trời mưa lạnh, hay nhâm nhi ly cà phê đá cho buổi tối cuối tuần?

Sự phổ biến của cà phê ở Việt Nam

Những năm 80 của thế kỷ XIX, người Pháp xâm lược Việt Nam và mang theo nhiều nét văn hóa phương Tây vào thuộc địa. Người Việt làm quen với cà phê từ dạo đó. Thứ thức uống đen sánh, nhấp môi có vị đắng, đầm và khiến người ta khoan khoái sau khi uống được giới quan chức, quý tộc phong kiến lúc bấy giờ ưa chuộng. Có thời gian, uống cà phê còn là thước đo sự sành điệu, đẳng cấp của một người. Nhiều thiếu niên giai đoạn trước còn nghĩ uống được cà phê là minh chứng cho việc mình “đã lớn”.

Cà phê đối với người Việt là không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Có thể vì Việt Nam là một trong những quốc gia trồng cà phê lớn trên thế giới, nên văn hóa cà phê cũng là một loại văn hóa với những đặc trưng riêng tại nước ta. Cà phê Việt Nam không chỉ biết đến về sản lượng đứng trong top đầu thế giới mà còn tạo dựng được các thương hiệu cà phê rất riêng của người Việt. Arabica và Robusta là hai loại cà phê được sử dụng và trồng phổ biến ở Việt Nam.

Cà phê đối với người Việt là không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày
Cà phê đối với người Việt là không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày

Có thể nói rằng, 80% người Việt Nam gắn bó với cà phê thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày, và tỷ lệ những người có niềm đam mê mãnh liệt với cà phê là không hề nhỏ. Văn hóa cà phê của người Việt Nam cũng rất đa dạng, và thói quen uống cà phê của mỗi người cũng không hề giống nhau.

Những thói quen thưởng thức cà phê của người Việt

Thói quen thưởng thức cà phê phin của người Việt

Người miền Bắc ở Việt Nam hầu hết thích uống cà phê phin nhỏ giọt, nhẹ nhàng; cà phê phin không chỉ chứa đựng trọn vẹn phong vị của cà phê nguyên chất, mà nó còn phản ánh lối sống nhẹ nhàng chậm rãi của người uống cà phê.

Có thể thấy rằng, ở miền Nam hay cụ thể là Sài Gòn, rất ít nơi phục vụ cà phê phin cho khách hàng, nhịp sống vội vàng và nhộn nhịp hơn khiến cho nhiều tín đồ cà phê dù đam mê hương vị của cà phê phin nhưng cũng khó có thể tận hưởng nó một cách hoàn toàn.

Ngọt ngào hơn với cà phê sữa

Cà phê sữa đá (ở miền Nam) hay nâu đá (ở miền Bắc) là một trong những thức uống kinh điển nhất và dễ uống nhất tại Việt Nam. Khi kết hợp với các loại sữa, hương vị cà phê rất khác. Nó mang đến sự trải nghiệm tuỵet vời hơn cho người sử dụng. Người Việt Nam có thể uống cà phê sữa từ ngày này qua ngày khác; và một ngày cũng có thể uống đến vài ly cà phê sữa cũng không vấn đề gì.

Với một số người nhạy cảm với cà phê thì bạc xỉu chính là lựa chọn tuyệt vời. Cũng cách pha chế đó nhưng sữa nhiều hơn và cà phê ít hơn. Từ đó tạo nên một thức uống lý tưởng cho các bạn trẻ hoặc phái đẹp.

Ngọt ngào hơn với cà phê sữa
Ngọt ngào hơn với cà phê sữa

Thưởng thức ly cà phê tại nhà

Nếu nhắc đến một loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình thì đó có thể chính là cà phê. 10 gia đình Việt thì có đến 7 8 gia đình lúc nào cũng có cà phê trong nhà. Đó có thể là cà phê hòa tan, cà phê túi lọc cho những gia đình bận rộn; hay cà phê hạt, cà phê rang xay nguyên chất để có thể đáp ứng nhu cầu uống cà phê bất cứ khi nào muốn của các thành viên trong gia đình.

Thói quen cùng bạn bè “đi cà phê”

Không phải tự nhiên mà ngày càng có nhiều quán cà phê hơn trên thị trường. Thói quen “đi cà phê” của người Việt đã tạo nên một văn hóa cà phê trẻ trung hơn. Đi cà phê – có thể không nhất thiết sẽ uống cà phê; tuy nhiên “đi cà phê” hầu như đã trở thành một khái niệm thay thế tuyệt vời cho những cuộc hẹn; hay những lời khó nói hay chỉ đơn thuần là một khoảnh khắc giải khuây.

Nhiều người “đi cà phê” để tán gẫu cùng bạn bè; hay “đi cà phê” để gặp gỡ một đối tác; “đi cà phê” để giải tỏa căng thẳng; hoặc “đi cà phê” để xem đá bóng; hay đơn giản chỉ là “đi cà phê” như một thói quen. Văn hóa “đi cà phê” đã trở thành một loại văn hóa cà phê mới của người Việt.

Nhiều người “đi cà phê” để tán gẫu cùng bạn bè
Nhiều người “đi cà phê” để tán gẫu cùng bạn bè

Nói đến các thói quen về cà phê của người Việt thì rất nhiều không thể kể hết. Bởi lẽ một đất nước tạo ra sản lượng cà phê lớn trên thế giới, thì có lẽ không hề khó hiểu; khi mà hầu như đại đa số người Việt Nam đều uống được và phần lớn không thể thiếu cà phê mỗi ngày.

Xem thêm nhiều tin tức đa dạng về ẩm thực tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *