Tìm hiểu về Lễ hội Gióng – Tưởng nhớ vị thần Thánh Gióng

Tìm hiểu về Lễ hội Gióng - Tưởng nhớ vị thần Thánh Gióng

Với mỗi người Việt nam, không ai là không biết đến truyền thuyết cậu bé Thánh Gióng lớn nhan như thổi cưỡi voi đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Đi cùng với truyền thuyết đó là một lễ hội được người dân Việt Nam tổ chức hàng năm với sự chuẩn bị chỉnh chu và kỹ lưỡng. Vâng đấy chính là Lễ hội Gióng tại làng Phù Đổng. Mỗi năm khi đến ngày này, người dân làng Phù Đổng lại nô nức chuẩn bị vật phẩm, lễ vật cho ngày hội quan trọng tưởng nhớ vị thần Thánh Gióng

Đôi nét về Hội Gióng

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc gắn với truyền thuyết. Về một cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ ở làng Phù Đổng. Khôi ngô, tuấn tú nhưng lên 3. Mà vẫn chưa biết nói, biết cười, suốt ngày cậu chỉ nằm trong thúng treo trên gióng tre. Vì thế được đặt tên là Gióng. Vậy mà khi nghe thấy lời kêu gọi của nhà Vua. Tìm người tài giỏi đánh giặc ngoại xâm. Gióng bỗng lớn nhanh như thổi. Rồi xung phong ra trận cứu nước, cứu dân. Sau khi dẹp tan quân giặc, ngài về núi Sóc rồi cưỡi ngựa bay lên trời.

Từ đó, ngài Gióng được thiêng hóa thành một vị Thánh bất tử bảo hộ mùa màng. Hòa bình cho đất nước, thịnh vượng cho muôn dân. Để tưởng nhớ công ơn của ngài, người dân lập đền. Thờ phụng và mở hội hằng năm với tên gọi là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc. Đó là một trong những lễ hội lớn nhất vùng châu thổ Bắc Bộ. Tổ chức theo một nghi thức được quy định chặt chẽ. Chuẩn bị hết sức công phu, với sự tham gia đông đảo của dân làng quanh khu vực hai đền.

Hội Gióng được tổ chức ở đâu?

Hội Gióng chính thống tại xã Phù Đổng – huyện Gia Lâm – TP Hà Nội

Được diễn ra vào ba ngày đó là mồng 7 – 8 – 9 tháng 4 âm lịch hàng năm. Nơi đây là mảnh đất của Thánh Gióng đã được sinh ra. Và lớn lên trong quá trình diễn ra hội. Sẽ có nhiều chương trình và trò chơi như rước lễ, cướp lộc thánh, cướp chiếu, cướp giò hoa tre, cướp trầu cau.

Hội Gióng chính thống tại xã Phù Đổng – huyện Gia Lâm – TP Hà Nội
Hội Gióng diễn ra vào ba ngày đó là mồng 7 – 8 – 9 tháng 4 âm lịch hàng năm

Hội Gióng tại xã Phù Linh – Huyện Sóc Sơn – Hà Nội

Đây là địa điểm dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng. Khi ngài cưỡi ngựa bay về trời. Do vậy vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, Thì người dân tại đây sẽ mở hội để tưởng nhớ lại công ơn của Thánh Gióng. Trước ngày hội diễn ra 7 thôn làng đại diện cho 7 xã mang lễ vật đến để chuẩn bị cho lễ hội. Trong ngày hội diễn ra có nhiều hoạt động diễn ra như dâng hương. Lễ khai quang, tắm cho pho tượng Thanh Gióng, chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo,…

Hội Gióng Chi Nam:

Diễn ra tại làng Sen Hồ – Xã Lệ Chi – Huyện Gia Lâm – Hà Nội. Được diễn ra trước ngày hội chính của Hội Gióng Phù Đổng. Do vậy được gọi là hội Phù Gióng. Lễ hội này nhằm tưởng niệm và suy tôn chiến công của ông Hiến Công. Có tên thật là Châu, ông Châu đã sử dụng chùa sắt và thuyền sắt của vua Hùng để đánh tan quân giặc Âu. Do vậy để tưởng nhớ công ơn của ngài, hàng năm người dân tổ chức lễ hội và dâng lễ tạ ơn.

 Hội Gióng Xuân Đỉnh:

Được tổ chức tại làng Xuân Tảo – Xã Xuân Đỉnh – Huyện Từ Liêm – Hà Nội. Vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch. Người ta tương truyền rằng khi Thánh Giống bay về trời trên đường đi đã dừng chân tại làng Cáo (làng Xuân Tảo) – Xuân Đỉnh. Để tắm mát, nghỉ ngơi và ăn trưa bằng cơm và mấy quả cà. Lúc tiếp tục về trời ông đã để quên thanh roi sắt. Đến nay phiến đá mà Thánh Gióng ngồi vẫn còn được gìn gữ. Hội được diễn ra với nghi thức rước kiệu Thánh ra giếng. Để cho ông chứng kiến vật chứng lịch sử. Mà người dân nơi đây vẫn ngày đêm gìn giữ nó.

Tổ chức lễ hội Gióng

Lựa chọn người đóng vai

Để tổ chức Hội Gióng ở đền Phù Đổng, những gia đình có vinh dự. Được chọn người đóng những vai quan trọng như các vai Ông Hiệu (Hiệu cờ, Hiệu trống, Hiệu chiêng, Hiệu Trung quân, Hiệu Tiểu cổ). Vai cô Tướng hay các phường Áo đen, phường Áo đỏ … Tùy theo vai vế, khả năng kinh tế mà chuẩn bị những điều kiện vật chất. Cà người được chọn vai sinh hoạt kiêng cữ từ hàng tháng trước ngày Lễ hội. Vào chính hội, trước tiên dân làng tổ chức các nghi thức tế Thánh. Sau đó là lễ rước nước lau rửa tự khí từ giếng đền Mẫu (đền Hạ). Với ý nguyện được mưa thuận, gió hòa. Lễ rước cờ “lệnh” từ đền Mẫu lên đền Thượng, tiếp đến là lễ khám đường, lễ duyệt tướng …

Tổ chức lễ hội Gióng
Các hoạt động diễn ra trong lễ hội Gióng tại Phù Đổng

Tổ chức các trận đánh

Ngày chính hội mùng 9 tháng 4, Hội Gióng diễn ra trang trọng, linh thiêng và náo nhiệt nhất là hai trận đánh. Trận thứ nhất: đánh cờ ở Đống Đàm (khu đất ven hồ sen đầu làng Đổng Viên, cách đền Thượng chừng 2 km). Và trận thứ hai: đánh cờ ở Soi Bia. Chiến trường là 03 chiếc chiếu. Mỗi chiếu có 01 chiếc bát to tượng trưng cho núi đồi. Úp trên 01 tờ giấy trắng tượng trưng cho mây trời. Vây quanh là đại quân của Gióng. Và phía bên kia là đại quân của 28 nữ tướng giặc (biểu tượng cho yếu tố âm). Sau nghi lễ tế Thánh, ông Hiệu cờ lần lượt tiến vào từng chiếc chiếu. Nhảy qua các quả đồi (bát úp) và thực hiện các động tác “đánh cờ”.

Tiếng hò reo lúc lúc lại dội lên trong tiếng chiêng, tiếng trống. Thể hiện sự quyết liệt của trận đánh. Điệu múa cờ của ông Hiệu phải thật chính xác. Khéo léo để tránh điều tối kỵ là lá cờ bị cuốn vào cán. Bởi theo niềm tin của cư dân nơi đây thì đó là điềm rủi. Kết thúc mỗi màn múa cờ là kết thúc một trận đánh. Ông Hiệu cờ vừa bước ra khỏi chiếu là chiếc chiếu được tung lên. Dân chúng ào vào cướp lấy những mảnh chiếu. Mà họ tin tưởng là sẽ đem đến cho gia đình họ điều may mắn trong suốt cả năm.

Lễ rước cờ

Cuối cùng là lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất. Và lễ khao quân trong rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa của phường Ải Lao, chiếu chèo và các trò chơi dân gian. Tướng, quân bên giặc cũng được tha bổng và cho tham dự lễ mừng chiến thắng. Cách hành xử này thể hiện truyền thống hiếu nghĩa đối với tổ tiên, những vị anh hùng dân tộc và tinh thần khoan dung, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.

Hội Gióng diễn ra vào thời gian nào

Hội Gióng diễn ra vào thời gian nào
Việc chuẩn bị vật tế lễ cũng hết sức công phu

Hội Gióng ở đền Sóc diễn ra trong 03 ngày từ mùng 6 đến mùng 8 tháng giêng hằng năm. Việc chuẩn bị vật tế lễ cũng hết sức công phu, nhất là việc đan voi (theo truyền thuyết thì đoàn quân tham gia đánh giặc cùng Thánh Gióng có cả đàn voi chở lương thực đi theo) và làm giò hoa tre (tượng trưng cho gậy tre của Thánh Gióng sau khi đánh giặc), nên phải tiến hành từ nhiều tuần lễ trước Lễ hội.

Chuẩn bị cho lễ hội

Từ xa xưa, việc rước đã được phân công cụ thể cho từng thôn chuyên trách và đi theo theo thứ tự: Trước hết là thôn Vệ Linh rước giò hoa tre, tiếp theo là các thôn Dược Thượng rước voi, Đan Tảo rước trầu cau, Đức Hậu rước ngà voi, Yên Sào rước cỏ voi (thân cây chuối), Yên Tàng rước tướng và mấy năm gần đây có thêm thôn Xuân Dục rước “Cầu Húc” (quả cầu tượng trưng cho mặt trời theo tín ngưỡng thờ thần mặt trời có từ xa xưa của cư dân nơi đây).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *